Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 9 nội dung giải bài tập bài Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung dưới đây, thông qua tài liệu này các em sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, bên cạnh đó các em còn nắm được phương pháp giải các bài tập SGK và vận dụng vào giải các bài tập tương tự.

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

1. Giải bài 27 trang 79 SGK Toán 9 tập 2

Cho đường tròn tâm O, đường kính AB. Lấy điểm P khác A và B trên đường tròn. Gọi T là giao điểm của AP với tiếp tuyến tại B của đường tròn. Chứng minh: ^APO=^PBT

Phương pháp giải

Sử dụng hệ quả: "Trong một đường tròn, góc nội tiếp và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau"

Xét tam giác OPA

Chứng minh ^PBT=^OAP từ đó suy ra ^APO=^PBT

Hướng dẫn giải

Xét tam giác OPA có OP=OA nên OPA cân tại O

^OPA=^OAP

Mà ^OAP  là góc nội tiếp chắn cung PmB  và ^PBT  là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung PmB

Nên ^PBT=^OAP

Do đó, ^APO=^PBT

2. Giải bài 28 trang 79 SGK Toán 9 tập 2

Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O') cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai P. Tia PB cắt đường tròn (O') tại Q. Chứng minh đường thẳng AQ song song với tiếp tuyến tại P của đường tròn (O).

Phương pháp giải

Ta cần chứng minh ^AQB=^BPx

Xét đường tròn (O’) chứng minh  ^PAB=^AQB(1)

Xét đường tròn (O) chứng minh ^PAB=^BPx(2)

Từ (1) và (2) có: ^AQB=^BPx  

Hướng dẫn giải

Xét đường tròn (O’) có:

^BAP  là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung AP chắn cung AmB

^AQB  là góc nội tiếp chắn cung AmB

Suy ra ^PAB=^AQB(1)

Xét đường tròn (O) có:

^BPx  là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung PB chắn cung PB

^PAB  là góc nội tiếp chắn cung PB

Suy ra 

^PAB=^BPx(2)

Từ (1) và (2) có: ^AQB=^BPx  

Suy ra AQ//Px (cặp góc so le trong bằng nhau)

3. Giải bài 29 trang 79 SGK Toán 9 tập 2

Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Tiếp tuyến kẻ từ A đối với đường tròn (O') cắt (O) tại C và đối với đường tròn (O) cắt (O') tại D.

Chứng minh ^CBA=^DBA

Phương pháp giải

- Chứng minh: 

^ACB=^BAD (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung AB)

 ^ADB=^BAC (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung AB)

- Xét ΔABC  và ΔDBA  chứng minh ^ABC=^ABD

Hướng dẫn giải

Xét đường tròn (O) có: 

^ACB=^BAD (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung AB)

Xét đường tròn (O’) có:

^ADB=^BAC (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung AB)

Xét ΔABC  và ΔDBA  có:

{^ACB=^BAD^CAB=^ADB^ACB+^CAB=^BAD+^ADB180o(^ACB+^CAB)=180o(^BAD+^ADB)^ABC=^ABD

(tổng ba góc trong một tam giác bằng 180o)

4. Giải bài 30 trang 79 SGK Toán 9 tập 2

Chứng minh định lí đảo của định lí về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung , cụ thể là: Nếu góc BAx (với đỉnh A nằm trên đường tròn, một cạnh chứa dây cung AB), có số đo bằng nửa số đo của cung AB căng dây đó và cung này nằm bên trong góc đó thì cạnh Ax là một tia tiếp tuyến của đường tròn(h.29).

Gợi ý: có thể chứng minh trực tiếp hoặc chứng minh bằng phản chứng.

Phương pháp giải

Kẻ OH vuông góc với AB.

Cần chứng minh AxOA.

Hướng dẫn giải

Vẽ OHAB.

Trong tam giác vuông AOH  có:^OAH+^AOH=90o

Tam giác AOB cân tại O có OH là đường cao nên đồng thời là phân giác của góc AOB.

Suy ra ^AOH=12^AOB=12AB

Theo giả thiết ta lại có: ^BAx=12AB

Nên ^BAx=^AOH

Ta có: 

^OAx=^OAB+^BAx=^OAB+^AOH=90o

Vậy OA vuông góc với Ax tại A nên Ax là tiếp tuyến của đường tròn O tại A.

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM