Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Phần hướng dẫn giải bài tập Tỷ số lượng giác của góc nhọn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 9.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 10 trang 76 SGK Toán 9 tập 1
Vẽ một tam giác vuông có một góc nhọn \(34^{\circ}\) rồi viết các tỉ số lượng giác của góc \(34^{\circ}\).
Phương pháp giải
- Vẽ tam giác thỏa mãn yêu cầu đề bài.
- Áp dụng công thức tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn:
\(\sin \alpha =\dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ huyền};\) \(\cos \alpha = \dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ huyền}\);
\(\tan \alpha = \dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ kề};\) \(\cot \alpha =\dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ đối}.\)
Hướng dẫn giải
Vẽ tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) với \(\widehat{B}=34^{\circ}\).
Để vẽ được tam giác đề yêu cầu, chúng ta thực hiện các bước như sau:
B1. Vẽ đoạn thẳng \(AB\) với độ dài bất kì.
B2. Từ \(A\) dựng tia \(Ax\) vuông góc với đoạn thẳng \(AB\)
B3. Từ \(B\) dùng thước đo góc vẽ tia \(By\) sao cho góc \(ABy\) bằng \(34\) độ.
B4. \(Ax\) và \(By\) cắt nhau tại \(C\).
B5. Nối các điểm lại với nhau ta được tam giác \(ABC\) cần dựng.
Tỉ số lượng giác của góc \(\widehat{B}=34^o\) là
\(\sin 34^o=\sin B=\dfrac{AC}{BC}\)
\(\cos 34^o=\cos B=\dfrac{AB}{BC}\)
\(\tan 34^o=\tan B=\dfrac{AC}{AB}\)
\(\cot 34^o=\tan C=\dfrac{AB}{AC}\)
2. Giải bài 11 trang 76 SGK Toán 9 tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại C, trong đó \(AC= 0,9 m\), \(BC=1,2 m\). Tính các tỷ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỷ số lượng giác của góc A
Phương pháp giải
- Dùng định lí Pytago để tính độ dài cạnh huyền.
- Dựa vào định nghĩa tỉ số lượng giác để tính các tỉ số lượng giác của góc \(B\).
\(\sin \alpha =\dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ huyền};\) \(\cos \alpha = \dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ huyền}\);
\(\tan \alpha = \dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ kề};\) \(\cot \alpha =\dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ đối}.\)
- Dựa vào định lí về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau: " Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cosin góc kia, tan góc này bằng cotang góc kia" để từ các tỉ số lượng giác của góc \(B\) tính tỉ số lượng giác của góc \(A\).
Hướng dẫn giải
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác ABC vuông tại C, ta có:
\(AB=\sqrt{AC^2+BC^2}=\sqrt{0,9^2+1,2^2}=1,5\)
Từ đó, ta có
\(sinA=cosB=\frac{BC}{AB}=\frac{4}{5}\)
\(sinB=cosA=\frac{AC}{AB}=\frac{3}{5}\)
\(tanA=cotB=\frac{BC}{AC}=\frac{4}{3}\)
\(tanB=cotA=\frac{AC}{BC}=\frac{3}{4}\)
Nhận xét: Với hai góc phụ nhau, ta có sin góc này bằng cosin góc kia, tan góc này bằng cotan góc kia!
3. Giải bài 12 trang 76 SGK Toán 9 tập 1
Hãy viết các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn 450: \(sin 60^{\circ},cos75^{\circ}, sin52^{\circ}30', cotg82^{\circ}, tg80^{\circ}\)
Phương pháp giải
Nếu \(\alpha\) và \(\beta\) là hai góc phụ nhau (tức \(\alpha + \beta=90^o \Rightarrow \alpha = 90^o - \beta)\) thì ta có
\( \sin \alpha =\cos (90^o -\alpha)= \cos \beta\);
\(\sin \beta = \cos (90^o- \beta)=\cos \alpha\);
\(\tan \alpha =\cot (90^o - \beta)=\cot \beta\);
\(\tan \beta = \cot (90^o - \alpha)=\cot \alpha\).
Hướng dẫn giải
Vận dụng định lý về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau ta có
\(\sin 60^o=\cos (90^o-60^o)=\cos 30^o\)
\(\cos 75^o=\sin (90^o-75^o)=\sin 15^o\)
\(\sin 52^o30'=\cos (90^o-52^o 30')=\cos 37^o 30'\)
\(\cot 82^o=\tan (90^o - 82^o)=\tan 8^o\)
\(\tan 80^o=\cot (90^o - 80^o)=\cot 10^o\).
4. Giải bài 13 trang 77 SGK Toán 9 tập 1
Dựng góc nhọn \(\alpha\), biết
a) \(sin\alpha =\frac{2}{3}\)
b) \(cos\alpha =0,6\)
c) \(\tan \alpha = \frac{3}{4}\)
d) \(cotg\alpha = \frac{3}{2}\)
Phương pháp giải
- Dựng một tam giác vuông có hai cạnh là \(m\) và \(n\) (trong đó \(m,\ n\) là hai cạnh góc vuông hoặc một cạnh góc vuông và một cạnh huyền)
- Vận dụng định nghĩa các tỷ số lượng giác để tìm ra góc \(\alpha\).
Hướng dẫn giải
Câu a
\(sin\alpha =\frac{2}{3}\)
Chúng ta tính cạnh còn lại bằng định lí Pytago:
\(=\sqrt{3^2-2^2}=\sqrt{5}\)
Vậy ta sẽ vẽ một góc vuông, và vẽ hai độ lớn là \(2\) và \(\sqrt{5}\)
Hình trên cho ta thấy
\(sin\alpha =sinACB=\frac{2}{3}\)
Câu b
\(cos\alpha =0,6=\frac{3}{5}\)
Tương tự câu a, ta sẽ tính độ lớn cạnh góc vuông còn lại bằng Pytago:
\(=\sqrt{5^2-3^2}=4\)
Vậy ta sẽ vẽ một góc vuông, và vẽ hai độ lớn là \(3\) và \(4\)
Hình trên cho ta thấy:
\(cos\alpha =cosABC=\frac{3}{5}=0,6\)
Câu c
Đối với bài này, ta sẽ vẽ tam giác vuông có hai cạnh có độ lớn là \(3\) và \(4\)
Hình trên cho ta thấy
\(tan\alpha =tanACB=\frac{3}{4}\)
Câu d: Cũng tương tự với câu c:
\(cotg \alpha = \frac{3}{2}\)
Đối với bài này, ta sẽ vẽ tam giác vuông có hai cạnh có độ lớn là \(3\) và \(2\)
Hình trên cho ta thấy
\(cot\alpha =cotABC=\frac{3}{2}\)
5. Giải bài 14 trang 77 SGK Toán 9 tập 1
Sử dụng định nghĩa tỉ số các lượng giác của một góc nhọn để chứng minh rằng: Với góc nhọn tùy ý, ta có:
a) \(tg\alpha =\frac{sin\alpha }{cos\alpha}\)
\(cotg\alpha =\frac{cos\alpha }{sin\alpha }\)
\(tg\alpha.cotg\alpha =1\)
b) \(sin{\alpha ^2} + \cos{\alpha ^2} = 1\)
Gợi ý: Sử dụng định lý Py-ta-go
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn:
\(\sin \alpha =\dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ huyền};\) \(\cos \alpha = \dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ huyền}\);
\(\tan \alpha = \dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ kề};\) \(\cot \alpha =\dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ đối}.\)
- Sử dụng định lí Pytago trong tam giác vuông: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), khi đó: \(BC^2=AB^2+AC^2\)
Hướng dẫn giải
Ta sẽ sử dụng hình trên để chứng minh các câu trên.
\(\widehat{\alpha}=\widehat{ABC}\)
Câu a: Ta có
\(\frac{sin\alpha}{cos\alpha}=\frac{AC}{BC}:\frac{AB}{BC}=\frac{AC}{BC}.\frac{BC}{AB}=\frac{AC}{AB}\)
\(=tanABC=tan\alpha\)
Tương tự, ta có
\(\frac{cos\alpha}{sin\alpha}=\frac{AB}{BC}:\frac{AC}{BC}=\frac{AB}{BC}.\frac{BC}{AC}=\frac{AB}{AC}\)
\(=cotABC=cot\alpha\)
Theo hai ý trên, ta có:
\(tan\alpha.cot\alpha=\frac{sin\alpha}{cos\alpha}.\frac{cos\alpha}{sin\alpha}=1\)
Câu b
\(sin ^{2}\alpha +cos^{2}\alpha =\frac{AC^{2}}{BC^{2}}+\frac{AB^{2}}{BC^{2}}=\frac{BC^{2}}{BC^{2}}=1\)
Nhận xét đối với cách hệ thức trên
\(tan\alpha =\frac{sin\alpha }{cos\alpha }\)
\(cotg\alpha =\frac{cos\alpha }{sin\alpha }\)
\(tg\alpha.cotg\alpha =1\)
\(sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha =1\)
là những hệ thức cơ bản cần nhớ để giải một số bài tập khác
6. Giải bài 15 trang 77 SGK Toán 9 tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết \(cosB=0,8\); hãy tính các tỷ số lượng giác của góc C.
Gợi ý: sử dụng bài tập 14
Phương pháp giải
- Nếu \(\widehat B\) và \(\widehat C\) là hai góc phụ nhau, biết \(\cos B \), sử dụng công thức: \(\sin C =\cos B\). Ta tính được \(\sin C\).
- Biết \(\sin \alpha \), dùng công thức \(\sin^2 \alpha+\cos^2 \alpha =1\) tính được \(\cos \alpha\).
- Dùng công thức \(\tan \alpha =\dfrac{\sin\alpha }{\cos \alpha}\), biết \(\sin \alpha\) và \(\cos \alpha\) tính được \(\tan \alpha\).
- Dùng công thức:\(\tan \alpha . \cot \alpha =1\), biết \(\tan \alpha\) tính được \(\cot \alpha\).
Hướng dẫn giải
Vì tam giác ABC vuông tại A nên góc C nhọn. Vì thế
\(sinC>0;cosC>0;tanC>0;cotC>0\)
Ta có
\(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^o\)
\(\Rightarrow sinC=cosB=0,8\)
Lại có
\(sin^2C+cos^2C=1\Rightarrow cos^2C=1-sin^2C=1-0,8^2=0,36\)
\(\Rightarrow cosC=0,6(cosC>0)\)
\(\Rightarrow tanC=\frac{sinC}{cosC}=\frac{0,8}{0,6}=\frac{4}{3}\)
\(\Rightarrow cotC=\frac{cosC}{sinC}=\frac{0,6}{0,8}=\frac{3}{4}\)
7. Giải bài 16 trang 77 SGK Toán 9 tập 1
Cho tam giác vuông có một góc bằng \(60^{\circ}\) và cạnh huyền có độ dài bằng \(8\). Hãy tìm độ dài của cạnh đối diện góc \(60^{\circ}\).
Phương pháp giải
Dựa vào định nghĩa tỷ số lượng giác của góc nhọn:
\(\sin \alpha =\dfrac{cạnh\ đối}{cạnh \ huyền} \)
\(\Rightarrow {cạnh\ đối} = \sin \alpha. {cạnh\ huyền}.\)
Hướng dẫn giải
Xét \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\) có \(\widehat B=60^0\), theo định nghĩa tỷ số lượng giác của góc nhọn, ta có:
\(\sin B = \dfrac{AC}{BC} \Leftrightarrow \sin 60^o = \dfrac{AC}{8}\)
\(\Leftrightarrow AC =8. \sin 60^o=8.\dfrac{\sqrt 3}{2}=4\sqrt 3.\)
Vậy cạnh đối diện với góc \(60^o\) là \(AC=4\sqrt 3\).
8. Giải bài 17 trang 77 SGK Toán 9 tập 1
Tìm giá trị của x trong hình 23
Phương pháp giải
- Sử dụng tỷ số lượng giác: \(\tan \alpha = \dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ kề} \Rightarrow {cạnh\ đối}=\tan \alpha . {cạnh\ kề}\).
- Dùng định lí Pytago trong tam giác vuông biết hai cạnh góc vuông, tính được cạnh huyền.
Hướng dẫn giải
Vậy độ dài AC chính là x cần tìm.
Xét tam giác BHA vuông tại H có
\(\left\{\begin{matrix} \widehat{ABC}=45^o\\ BH\perp HA \end{matrix}\right.\)
Vậy tam giác ABH vuông cân tại H.
\(\Rightarrow BH=AH=20\)
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác AHC vuông tại H ta có:
\(AC=\sqrt{AH^2+HC^2}=\sqrt{20^2+21^2}=29\)
Vậy \(x=29\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 3: Bảng lượng giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông