Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Phần hướng dẫn giải bài tập Bài Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 55 SGK Hình học 7
So sánh các góc trong tam giác \(\triangle{ABC}\), biết rằng:
\(AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 5cm\)
Phương pháp giải
Sử dụng Định lí 1: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
Hướng dẫn giải
Dựa vào hình vẽ, ta có:
Góc đối diện cạnh BC là góc A
Góc đối diện cạnh AC là góc B
Góc đối diện cạnh AB là góc C
Trong tam giác \(\triangle{ABC}\) có:
\(AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 5cm\)
Suy ra \(AB < BC < CA\) (\(2cm<4cm<5cm\)) mà trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn nên ta có: \(\widehat{C}< \widehat{A}<\widehat{B}\).
2. Giải bài 2 trang 56 SGK Hình học 7
So sánh các cạnh của tam giác \( ABC\), biết rằng:
\(\widehat{A} = 80^o;\) \(\widehat{B} = 45^o\)
Phương pháp giải
Áp dụng:
- Định lí tổng ba góc trong một tam giác bằng \(180^0\)
- Định lí về mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện: cạnh đối diện với góc lớn hơn thì lớn hơn.
Hướng dẫn giải
Tam giác \(ABC\) có \(\widehat{A} = 80^o\); \(\widehat{B} = 45^o\)
Ta có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^0\) (Theo định lý tổng ba góc trong một tam giác)
\( \Rightarrow \widehat{C} = 180^o – (80^o + 45^o) = 55^o\)
Cạnh đối diện góc B là AC, cạnh đối diện góc C là AB, cạnh đối diện góc A là BC.
Vì \(\widehat{B} < \widehat{C} < \widehat{A}\) (do \(45^o < 55^o< 80^o\))
\(\Rightarrow AC < AB < BC\) (cạnh đối diện với góc lớn hơn thì lớn hơn)
3. Giải bài 3 trang 56 SGK Hình học 7
Cho tam giác \(ABC\) với \(\widehat{A} = 100^o\) , \(\widehat{B} = 40^o\)
a) Tìm cạnh lớn nhất của tam giác.
b) Tam giác \(ABC\) là tam giác gì?
Phương pháp giải
Áp dụng:
- Định lí tổng ba góc trong tam giác bằng \(180^0\).
- Định lí về mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện.
Hướng dẫn giải
Câu a:
Tam giác \(ABC\) có \(\widehat{A} = 100^o\) và \(\widehat{B} = 40^o\)
Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác vào tam giác \(ABC\) ta được:
\(\eqalign{
& \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0} \cr
& \Rightarrow \widehat C = {180^0} - (\widehat A + \widehat B) \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;= {180^0} - ({100^0} + {40^0}) = {40^0} \cr} \)
\( \Rightarrow \widehat A > \widehat B = \widehat C\) \(\left( {{{100}^o} > {{40}^o}} \right)\)
Vậy \(\widehat A\) lớn nhất do đó cạnh đối diện với góc A là cạnh \(BC\) lớn nhất (Theo định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện)
Câu b:
Tam giác \(ABC\) có \(\widehat C = \widehat B = {40^0}\) do đó \(\Delta ABC \) là tam giác cân tại \(A\)
4. Giải bài 4 trang 56 SGK Hình học 7
Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc gì ( nhọn, vuông, tù)? Tại sao?
Phương pháp giải
Áp dụng:
- Định lí tổng ba góc trong tam giác.
- Định lí về mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện.
Hướng dẫn giải
Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhọn.
Thật vậy, giả sử góc nhỏ nhất là góc vuông hoặc tù thì hai góc còn lại có số đo \(\ge 90^0\), hay cả ba góc của tam giác đều có số đo \(\ge 90^0\)
Khi đó tổng ba góc của tam giác \(\ge 3.90^0=270^0>180^o\) ( mâu thuẫn với định lý tổng ba góc của tam giác bằng \(180^0\))
Vậy trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhọn.
5. Giải bài 5 trang 56 SGK Hình học 10
Ba bạn Hạnh, Nguyên, Trang đi đến trường theo ba con đường \(AD, BD,\) và \(CD\) (hình dưới). Biết rằng ba điểm \(A, B, C \) cùng nằm trên một đường thẳng và góc \(ACD\) là góc tù. Hỏi ai đi xa nhất, ai đi gần nhất? Hãy giải thích
Phương pháp giải
Áp dụng:
- Định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện
- Góc ngoài tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó. Do đó góc ngoài tam giác lớn hơn các góc trong không kề với nó.
Hướng dẫn giải
Vì \(\widehat{ACD}\) tù (gt) nên \(∆DCB\) có \(\widehat{C}>\widehat{CBD}\) (góc tù là góc lớn nhất trong tam giác)
\( \Rightarrow BD > CD\) (1) (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn)
\(\Delta ABD \) có \(\widehat{DBA}\) là góc ngoài của \( \Delta DCB\)
nên \(\widehat{DBA}=\widehat{DCB}+\widehat{BDC}\)
\( \Rightarrow \widehat{DBA}\) > \(\widehat{DCB}\)
Vì \(\widehat{DCB}\) là góc tù nên \(\widehat{DBA}\) là góc tù
Do đó \(\widehat{DBA}\) là góc lớn nhất trong \(\Delta ABD \) nên AD là cạnh lớn nhất trong \(\Delta ABD \) (đối diện với góc lớn nhất là cạnh lớn nhất)
\(\Rightarrow AD > BD\) (2)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow\) \(AD > BD >CD\)
Vậy Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
6. Giải bài 6 trang 56 SGK Hình học 7
Xem hình 6, có hai đoạn bằng nhau \(BC\) và \(DC\). Hỏi rằng kết luận nào trong các kết luận sau là đúng? Tại sao?
a) \(\widehat{A} = \widehat{B}\)
b) \(\widehat{A} > \widehat{B}\)
c) \(\widehat{A} < \widehat{B}\)
Phương pháp giải
Áp dụng định lí 1: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn thi lớn hơn.
Hướng dẫn giải
Vì \(D\) nằm giữa \(A\) và \(C\) (giả thiết)
\(⇒ AC = AD + DC = AD + BC\) (\(DC = BC\) giả thiết)
Do đó \(AC>BC\)
Trong tam giác \(ABC \):
Góc đối diện cạnh \(AC\) là góc \(B\)
Góc đối diện cạnh \(BC\) là góc \( A\)
\(AC > BC\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow \widehat B > \widehat A\) (Theo định lí 1)
Vậy kết luận c) là đúng.
7. Giải bài 7 trang 56 SGK Hình học 7
Cho tam giác \( {ABC}\) với \(AC > AB\). Trên tia \(AC\), lấy điểm \(B’\) sao cho \(AB’ = AB\)
a) Hãy so sánh góc \(\widehat{ABC}\) với góc \(\widehat{ABB'}\)
b) Hãy so sánh góc \(\widehat{ABB'}\) với góc \(\widehat{AB'B}\)
c) Hãy so sánh góc \(\widehat{AB'B}\) với góc \(\widehat{ACB}\)
Từ đó suy ra \(\widehat{ABC} > \widehat{ACB}\)
Phương pháp giải
Áp dụng:
- Góc ngoài tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
- Tính chất bắc cầu: \(a < b;\,\,b < c\) thì \(a<c\)
Hướng dẫn giải
Câu a:
Trên tia \(AC\), lấy \(B'\) sao cho \(AB' = AB\)
Mà \(AB < AC\) ( giả thiết) nên \(AB'
Suy ra \(B'\) nằm giữa \(A\) và \(C\)
\(=>\) tia \(BB'\) nằm giữa hai tia \(BA\) và \(BC\)
\(=> \widehat{ABB'} < \widehat{ABC}\)
Câu b:
\( ∆ABB'\) có \(AB = AB'\) nên \( ∆ABB'\) cân tại \(A\)
\(=> \widehat{ABB'} = \widehat{AB'B}\)
Câu c:
Vì góc \(\widehat{AB'B}\) là góc ngoài tại \(B'\) của \(\Delta BB'C\) nên
\(\widehat {AB'B} = \widehat {B'BC} + \widehat {B'CB}\)
Mà \(\widehat {B'CB} = \widehat {ACB}\)
Do đó: \(\widehat {AB'B}>\widehat {ACB}\) (1)
Mặt khác:
\( \widehat{ABB'} = \widehat{AB'B}\) ( theo b) (2)
\(\widehat{ABB'} < \widehat{ABC}\) (theo a) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: \(\widehat{ABC} > \widehat{ACB}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Tính chất đường trung trực của tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác