Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 1: Luỹ thừa
Phần hướng dẫn Giải bài tập Lũy thừa sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập tính toán và so sánh các lũy thừa từ SGK Giải tích 12 Cơ bản và Nâng cao.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 55 SGK Giải tích 12
Tính
a) \(9^{\frac{2}{5}}.27^{\frac{2}{5}}\)
b) \(144^{\frac{3}{4}}: 9^{\frac{3}{4}}\)
c) \(\left ( \frac{1}{16} \right )^{-0,75}+\left ( 0,25 \right )^{\frac{-5}{2}}\)
d) \(\left ( 0,04 \right )^{-1,5}-\left ( 0,125 \right )^{\frac{-2}{3}}\)
Phương pháp giải
Cách 1: Có thể sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính.
Cách 2: Sử dụng các công thức của hàm lũy thừa để tính: \(a^n.b^n=(ab)^n; a^m.a^n=a^{m+n};\) \( (a^m)^n=a^{mn}; \frac{1}{a}=a^{-1}.\)
Hướng dẫn giải
Câu a
\({9^{\frac{2}{5}}}{.27^{\frac{2}{5}}} = {(9.27)^{\frac{2}{5}}} = {\left( {{3^5}} \right)^{\frac{2}{5}}} = {3^2} = 9.\)
Câu b
\({144^{\frac{3}{5}}}:{9^{\frac{3}{4}}} = {\left( {\frac{{144}}{9}} \right)^{\frac{3}{4}}} = {16^{\frac{3}{4}}} = {({2^4})^{\frac{3}{4}}} = {2^3} = 8.\)
Câu c
\({\left( {\frac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {0,25^{ - \frac{5}{2}}} = {({2^{ - 4}})^{ - 0,75}} + {({2^{ - 2}})^{ - \frac{5}{2}}} = {2^3} + {2^5} = 8 + 32 = 40.\)
Câu d
\({(0,04)^{ - 1,5}} - {(0,125)^{ - \frac{2}{5}}} = {\left( {\frac{1}{{25}}} \right)^{ - \frac{3}{2}}} - {\left( {\frac{1}{8}} \right)^{ - \frac{2}{3}}} = {({5^{ - 2}})^{ - \frac{3}{2}}} - {({2^{ - 3}})^{ - \frac{2}{3}}} = {5^3} - {2^2} = 121.\)
2. Giải bài 2 trang 55 SGK Giải tích 12
Cho a, b là những số thực dương. Viết các biểu thức dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ:
a) \(a^{\frac{1}{3}}.\sqrt{a}\)
b) \(b^{\frac{1}{2}}.b ^{\frac{1}{3}}. \sqrt[6]{b}\)
c) \(a^{\frac{4}{3}}:\sqrt[3]{a}\)
d) \(\sqrt[3]{b}: b^{\frac{1}{6}}\)
Phương pháp giải
Sử dụng các công thức của hàm lũy thừa để tính: \(a^n.b^n=(ab)^n; \, \, a^m.a^n=a^{m+n}; \\(a^m)^n=a^{mn}; \frac{1}{a}=a^{-1};\\ \sqrt[n]{{{a^m}}} = {a^{\frac{m}{n}}};\;\;{a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}.\)
Câu a
\({a^{\frac{1}{3}}}.\sqrt a = {a^{\frac{1}{3}}}.{a^{\frac{1}{2}}} = {a^{\frac{1}{3} + \frac{1}{2}}} = {a^{\frac{5}{6}}}.\)
Câu b
\({b^{\frac{1}{2}}}.{b^{\frac{1}{3}}}.\sqrt[6]{b} = {b^{\frac{1}{2}}}.{b^{\frac{1}{3}}}.{b^{\frac{1}{6}}} = {b^{\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{6}}} = b.\)
Câu c
\({a^{\frac{4}{3}}}:\sqrt[3]{a} = {a^{\frac{4}{3} - \frac{1}{3}}} = a.\)
Câu d
\(\sqrt[3]{b}:{b^{\frac{1}{6}}} = {b^{\frac{1}{3} - \frac{1}{6}}} = {b^{\frac{1}{6}}}.\)
3. Giải bài 3 trang 56 SGK Giải tích 12
Viết các số sau theo thứ tự tăng dần
a) \(1^{3,75}\) ; \(2^{-1}\) ; \((\frac{1}{2})^{-3}\)
b) \(98^{0}\) ; \(\left ( \frac{3}{7} \right )^{-1}\) ; \(32^{\frac{1}{5}}\).
Phương pháp giải
- Sử dụng công thức đổi cơ số: \({\left( {\frac{1}{a}} \right)^m} = {a^{ - m}}\).
- Sử dụng công thức: \({\left( {{a^m}} \right)^n} = {a^{m.n}}.\)
- Quy ước: \({1^m} = 1.\)
Sử dụng tính chất: Trong các lũy thừa cùng cơ số lớn hơn \(1\), lũy thừa nào có số mũ lớn hơn thì lũy thừa đó lớn hơn.
Hướng dẫn giải
Câu a
\(1^{3,75}\) ; \(2^{-1}\) ; \((\frac{1}{2})^{-3}\)
Ta có: \({1^{3,75}} = 1 = {2^0};{\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - 3}} = {2^3}.\)
Có: \( - 1 < 0 < 3 \Rightarrow {2^{ - 1}} < {2^0} < {2^3}\) \( \Rightarrow {2^{ - 1}} < {1^{3,75}} < {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - 3}}.\)
Vậy ta sắp xếp được: \({2^{ - 1}};1^{3,75};{\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - 3}}.\)
Câu b
\({98^0};{\left( {\frac{3}{7}} \right)^{ - 1}};{32^{\frac{1}{5}}}.\)
Ta có: \({98^0} = 1;{\left( {\frac{3}{7}} \right)^{ - 1}} = \frac{7}{3} \approx 2,\left( {33} \right);\) \({32^{\frac{1}{5}}} = {\left( {{2^5}} \right)^{\frac{1}{5}}} = 2.\)
Có: \(1 < 2 < \frac{7}{3} \Rightarrow {98^0} < {32^{\frac{1}{5}}} < {\left( {\frac{3}{7}} \right)^{ - 1}}.\)
Vậy ta sắp xếp được: \({98^0};{32^{\frac{1}{5}}};{\left( {\frac{3}{7}} \right)^{ - 1}}.\)
4. Giải bài 4 trang 57 SGK Giải tích 12
Cho a, b là những số thực dương. Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\frac{a^{\frac{4}{3}}\left ( a^{\frac{-1}{3}}+ a^{\frac{2}{3}} \right )}{a^{\frac{1}{4}}\left ( a^{\frac{3}{4}}+ a^{\frac{-1}{4}} \right )}\).
b) \(\frac{b^{\frac{1}{5}}\left ( \sqrt[5]{b^{4}}- \sqrt[5]{b^{-1}} \right )}{b^{\frac{2}{3}}\left (\sqrt[3]{b}- \sqrt[3]{b^{-2}} \right )}\).
c) \(\frac{a^\frac{1}{3}.b^{-\frac{1}{3}}-a^{-\frac{1}{3}}.b^\frac{1}{3}}{\sqrt[3]{a^2}-\sqrt[3]{b^2}}\).
d) \(\frac{a^\frac{1}{3}.\sqrt{b}+b^{\frac{1}{3}}.\sqrt{a}}{\sqrt[6]{a^2}+\sqrt[6]{b^2}}\).
Phương pháp giải
Sử dụng các công thức lũy thừa cơ bản và các hằng đẳng thức để rút gọn các biểu thức.
Hướng dẫn giải
Câu a
\({{{a^{{4 \over 3}}}\left( {{a^{{{ - 1} \over 3}}} + {a^{{2 \over 3}}}} \right)} \over {{a^{{1 \over 4}}}\left( {{a^{{3 \over 4}}} + {a^{{{ - 1} \over 4}}}} \right)}}\) \( = {{{a^{{4 \over 3}}}{a^{{{ - 1} \over 3}}} + {a^{{4 \over 3}}}{a^{{2 \over 3}}}} \over {{a^{{1 \over 4}}}{a^{{3 \over 4}}} + {a^{{1 \over 4}}}{a^{{{ - 1} \over 4}}}}}\)
\( = {{{a^{{4 \over 3} - {1 \over 3}}} + {a^{{4 \over 3} + {2 \over 3}}}} \over {{a^{{1 \over 4} + {3 \over 4}}} + {a^{{1 \over 4} + {{ - 1} \over 4}}}}} = {{{a^1} + {a^2}} \over {{a^1} + {a^0}}} = {{a\left( {1 + a} \right)} \over {a + 1}} = a\) (Với \(a>0\)).
Câu b
\({{{b^{{1 \over 5}}}\left( {\root 5 \of {{b^4}} - \root 5 \of {{b^{ - 1}}} } \right)} \over {{b^{{2 \over 3}}}\left( {\root 3 \of b - \root 3 \of {{b^{ - 2}}} } \right)}} = {{{b^{{1 \over 5}}}\left( {{b^{{4 \over 5}}} - {b^{{{ - 1} \over 5}}}} \right)} \over {{b^{{2 \over 3}}}\left( {{b^{{1 \over 3}}} - {b^{{{ - 2} \over 3}}}} \right)}}\)
\( = \frac{{{b^{\frac{1}{5}}}.{b^{\frac{4}{5}}} - {b^{\frac{1}{5}}}.{b^{ - \frac{1}{5}}}}}{{{b^{\frac{2}{3}}}.{b^{\frac{1}{3}}} - {b^{\frac{2}{3}}}.{b^{ - \frac{2}{3}}}}}\)
\(= {{{b^{{1 \over 5} + {4 \over 5}}} - {b^{{1 \over 5} - {1 \over 5}}}} \over {{b^{{2 \over 3} + {1 \over 3}}} - {b^{{2 \over 3} - {2 \over 3}}}}} = {{b - 1} \over {b - 1}} = 1\) ( Với điều kiện \(b>0; \, b \neq 1\)).
Câu c
\({{{a^{{1 \over 3}}}{b^{{{ - 1} \over 3}}} - {a^{{{ - 1} \over 3}}}{b^{{1 \over 3}}}} \over {\root 3 \of {{a^2}} - \root 3 \of {{b^2}} }}\)
\(= {{{a^{{{ - 1} \over 3}}}{b^{{{ - 1} \over 3}}}\left( {{a^{{2 \over 3}}} - {b^{{2 \over 3}}}} \right)} \over {{a^{{2 \over 3}}} - {b^{{2 \over 3}}}}}\) \( = {a^{{{ - 1} \over 3}}}{b^{{{ - 1} \over 3}}} \)
\( = {\left( {ab} \right)^{ - \frac{1}{3}}} = \frac{1}{{{{\left( {ab} \right)}^{\frac{1}{3}}}}} = \frac{1}{{\sqrt[3]{{ab}}}}\)
(với điều kiện \(a \neq b; a, b >0\).).
Câu d
\({{{a^{{1 \over 3}}}\sqrt b + {b^{{1 \over 3}}}\sqrt a } \over {\root 6 \of a + \root 6 \of b }}\) \(= {{{a^{{1 \over 3}}}{b^{{1 \over 2}}} + {b^{{1 \over 3}}}{a^{{1 \over 2}}}} \over {{a^{{1 \over 6}}} + {b^{{1 \over 6}}}}}\) \(= {{{a^{{2 \over 6}}}{b^{{3 \over 6}}} + {b^{{2 \over 6}}}{a^{{3 \over 6}}}} \over {{a^{{1 \over 6}}} + {b^{{1 \over 6}}}}}\)
\(= {{{a^{{2 \over 6}}}{b^{{2 \over 6}}}\left( {{a^{{1 \over 6}}} + {b^{{1 \over 6}}}} \right)} \over {{a^{{1 \over 6}}} + {b^{{1 \over 6}}}}} = {a^{{2 \over 6}}}{b^{{2 \over 6}}} = {a^{{1 \over 3}}}{b^{{1 \over 3}}} = \root 3 \of {ab} .\) (Với \(a, b > 0\)).
5. Giải bài 5 trang 57 SGK Giải tích 12
Chứng minh rằng
a) \(\left ( \frac{1}{3} \right )^{2\sqrt{5}} <\left ( \frac{1}{3} \right )^{3\sqrt{2}}\)
b) \(7^{\sqrt[6]{3}}> 7^{\sqrt[3]{6}}\)
Phương pháp giải
- Đưa bài toán về dạng so sánh hai lũy thừa cùng cơ số: Với lũy thừa có cơ số lớn hơn \(1\) thì lũy thừa nào có số mũ lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Ngược lại, với lũy thừa có cơ số lớn hơn \(0\) và nhỏ hơn \(1\) thì lũy thừa nào có số mũ lớn hơn thì lũy thừa đó nhỏ hơn.
- Sử dụng công thức: \(A\sqrt B = \sqrt {{A^2}.B} .\)
- So sánh hai căn bậc hai: \(a > b > 0 \Leftrightarrow \sqrt a > \sqrt b .\)
Hướng dẫn giải
Câu a: Ta có: \(2\sqrt 5 = \sqrt {{2^2}.5} = \sqrt {20} ;\)
\(3\sqrt 2 = \sqrt {{3^2}.2} = \sqrt {18} .\)
Vì \(20 > 18 \Rightarrow \sqrt {20} > \sqrt {18} \)
\(\Leftrightarrow 2\sqrt 5 > 3\sqrt 2 .\)
Lại có: \(0 < \dfrac{1}{3} < 1\) \( \Rightarrow {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^{2\sqrt 5 }} < {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^{3\sqrt 2 }}\) (đpcm)
Câu b: Ta có: \(6\sqrt 3 = \sqrt {{6^2}.3} = \sqrt {108} ;\)
\(3\sqrt 6 = \sqrt {{3^2}.6} = \sqrt {54} .\)
Vì \(108 > 54 \Rightarrow \sqrt {108} > \sqrt {54} \) \(\Rightarrow 6\sqrt 3 > 3\sqrt 6 .\)
Mà \(7 > 1 \Rightarrow {7^{6\sqrt 3 }} > {7^{3\sqrt 6 }}\) (đpcm)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 2: Hàm số lũy thừa
- doc Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 3: Lôgarit
- doc Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 4: Hàm số mũ. Hàm số lôgarit
- doc Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 5: Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- doc Giải bài tập SGK Toán 12 Bài 6: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- doc Giải bài tập SGK Toán 12 Ôn tập chương 2: Hàm số lũy thừa, Hàm số mũ và Hàm số Lôgarit