Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
Để giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố kiến thức về điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ, elib.vn xin giới thiệu nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 31 "Vùng Đông Nam Bộ". Các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 116 SGK Địa lí 9
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Gợi ý trả lời
- Địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây cao su, mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- Rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) là cơ sở phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển – đảo.
- Hệ thống sông Đồng Nai có giá trị thuỷ điện và cung cấp nước cho tưới tiêu.
- Tiềm năng kinh tế biển đa dạng cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển:
+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thuỷ sản phong phú, gần các ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang.
+ Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).
- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển.
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.
2. Giải bài 2 trang 116 SGK Địa lí 9
Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về các điều kiện để phát triển kinh tế, cơ cấu chuyển dịch kinh tế và những chính sách ưu đãi để giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
Gợi ý trả lời
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì:
+ Đông Nam bộ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
3. Giải bài 3 trang 116 SGK Địa lí 9
Căn cứ vào bảng 31.3:
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.
Phương pháp giải
- Dựa vào số liệu đã cho và kiến thức về cách vẽ biểu đồ cột chồng để vẽ biểu đồ.
- Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nêu nhận xét.
Gợi ý trả lời
- Vẽ biểu đồ
- Thể loại: cột chồng
- Đơn vị: nghìn người
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét
- Trong thời kì 1995 – 2002, cơ cấu dân số Thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi qua các năm.
- Tổng số dân tăng từ 4640.4 (nghìn người) lên 5479 nghìn người (2002), tăng 838,6 nghìn người.
- Số dân thành thị có xu hướng tăng, từ 3466.1 nghìn người (1995) lên 4623.2 nghìn người (2002), tăng 1157.1 nghìn người.
- Số dân nông thôn giảm, từ 1174.3 nghìn người (1995) lên 855.8 nghìn người (2002), giảm 318.5 nghìn người.
- Dân số thành thị đông hơn nông thôn và gia tăng nhanh, cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo)