Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ
Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện kiến thức về miền Bắc và Đông Bắc Bộ, elib.vn xin giới thiệu nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 41. Các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 143 SGK Địa lí 8
Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Phương pháp giải
Dựa vào đặc điểm vị trí của miền, cấu trúc địa hình và độ cao về địa hình để giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.
Gợi ý trả lời
- Vị trí của miền nằm ở vĩ độ cao nhất của nước ta, cửa ngõ đón gió mùa đông bắc. Gió mùa đông bắc đến đây đầu tiên và kết thúc muộn nhất.
- Do cấu trúc địa hình nước ta có hướng cánh cung, tạo điều kiện cho sự xâm nhập sâu của gió mùa đông bắc vào mùa đông.
- Sự ưu thế hơn về độ cao địa hình, có một số ngọn núi cao 2000m ở biên giới Việt – Trung.
=> Tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.
2. Giải bài 2 trang 143 SGK Địa lí 8
Chứng minh rằng miền Bắc và Đông Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng? Nêu một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền?
Phương pháp giải
Dựa vào phần tài nguyên phong phú đa dạng và nhiều cảnh quan nổi tiếng để đưa ra những dẫn chứng chứng minh miền Bắc và Đông Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng. Đồng thời, từ những khó khăn của miền để chỉ ra việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên.
Gợi ý trả lời
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng:
+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh) với trữ lượng và chất lượng hàng đầu Đông Nam Á), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét... có ở nhiều nơi.
+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW). Các nhà máy thủy điện lớn là: thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW) với công suất lớn nhất cả nước; thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW)...
+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì...Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
+ Tài nguyên rừng khá giàu có với nhiều loại gỗ quý, cây thuốc, các loài chim thú.
+ Vùng biển phía Đông Nam với ngư trường lớn (Hải Phòng - Quảng Ninh) mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào, phát triển giao thông biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển (cát ở Quảng Ninh).
+ Tài nguyên khí hậu và đất: địa hình miền núi thấp với đất feralit màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh thuận lợi cho canh tác cây chè, quế, hồi, thảo quả, cây ăn quả...; chăn thả gia súc (trâu, bò).
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
+ Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
3. Giải bài 3 trang 143 SGK Địa lí 8
Vẽ biểu đồ khí hậu ba trạm Hà Giang, Hà Nội, Lạng Sơn theo bảng số liệu (SGK trang 143). Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của các trạm đã cho.
Phương pháp giải
- Dựa vào số liệu bảng 41.1 để vẽ biểu đồ khí hậu ba trạm Hà Giang, Hà Nội, Lạng Sơn với thông số nhiệt độ biểu diễn bằng đường, thông số lượng mưa biểu diễn bằng cột.
- Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của các trạm đã cho:
Công thức tính: Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng : 12 (°C)
- Tổng lượng mưa năm = Lượng mưa của 12 tháng cộng lại (mm)
Gợi ý trả lời
- Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của các trạm đã cho:
Công thức tính: Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng : 12 (°C)
- Tổng lượng mưa năm = Lượng mưa của 12 tháng cộng lại (mm)
+ Trạm Hà Nôi: nhiệt độ trung bình năm là 23,5°C; tổng lượng mưa năm của trạm là 1676mm.
+ Trạm Lang Sơn: nhiệt độ trung bình năm là 21,3°C; tổng lượng mưa năm của trạm là 1400mm.
+ Trạm Hà Giang: nhiệt độ trung bình năm là 22,5°C; tổng lượng mưa năm của trạm là 2362 mm.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam- đất nước, con người
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ