Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Để giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện kiến thức về đặc điểm sinh vật Việt Nam, elib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 37. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 131 SGK Địa lí 8
Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ lý thuyết về đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời
Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Biểu hiện ở:
+ Thành phần loài.
+ Gen di truyền.
+ Kiểu hệ sinh thái.
+ Công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
2. Giải bài 2 trang 131 SGK Địa lí 8
Nêu tên và sự phân bố các hệ sinh thái rừng ở nước ta?
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết phần sự đa dạng về hệ sinh thái để chỉ ra tên và sự phân bố các hệ sinh thái rừng ở nước ta.
Gợi ý trả lời
Các hệ sinh thái ở nước ta:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:
+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).
+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
+ Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
+ Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi phân bố ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi: đồng ruộng, vườn làng, ao hồ, sông.
3. Giải bài 3 trang 131 SGK Địa lí 8
Vẽ lại biểu đồ hành chính Việt Nam (hình 23.2, trang 82) và điền lên đó tên các VQG sau đây vào đúng địa bàn các tỉnh, thành phố có các VQG đó: Ba Bể (Bắc Kạn) Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hóa), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), Yok Đôn (Đắk Lắk), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Tràm Chim (Đồng Tháp), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Phương pháp giải
- Dựa vào biểu đồ hành chính Việt Nam hình 23.2 trang 82 và nắm rõ cách vẽ biểu đồ để vẽ lại biểu đồ.
- Từ biểu đồ đã vẽ, xác định vị trí của các vườn quốc gia để điền cho thích hơp.
Gợi ý trả lời
4. Giải bài 4 trang 131 SGK Địa lí 8
Sưu tầm tranh ảnh về các VQG Việt Nam
Phương pháp giải
Tham khảo trên internet và sách báo để sư tầm tranh ảnh về các VQG Việt Nam.
Gợi ý trả lời
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam- đất nước, con người
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ