Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Với mong muốn giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện kiến thức về đặc điểm các khu vực địa hình, elib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 29. Các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

1. Giải bài 1 trang 108 SGK Địa lí 8

Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về các khu vực địa hình của nước ta để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:

- Đồi núi: vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Bờ biển và thềm lục địa.

2. Giải bài 2 trang 108 SGK Địa lí 8

Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về địa hình đá vôi để xác định miền tập trung của dạng địa hình này.

Gợi ý trả lời

Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).

- Dải núi đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Hòa Bình).

- Dải núi đá vôi vùng núi thấp Bắc Trung Bộ (các hang động núi đá vôi nổi tiếng như: Phong Nha, Sơn Đoòng...).

3. Giải bài 3 trang 108 SGK Địa lí 8

Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về đặc điểm địa hình cao nguyên ba dan để xác định miền tập trung của dạng địa hình này.

Gợi ý trả lời

Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở Tây Nguyên, các bề mặt cao nguyên tiêu biểu là: Đăc Lăk, Kon Tum, Di Linh, Mơ Nông...

4. Giải bài 4 trang 108 SGK Địa lí 8

Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về đặc điểm địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long để chỉ ra những điểm khác nhau giữa 2 loại đồng bằng này.

Gợi ý trả lời

- Đồng bằng sông Hồng: cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình.

Đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê k được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. Vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn. Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu.

- Đồng bằng sông Cửu Long: địa hình thấp và bằng phẳng hơn so với ĐB sông Hồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp.

Có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, không có đê ngăn lũ nên hằng năm ĐB SCL được bồi tụ phù sa lớn. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. ĐB SCL chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm , nhưng tính chất đất lại phức tạp , có 3 loại đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM