Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Với mong muốn giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện kiến thức về đặc điểm địa hình Việt Nam, elib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 28. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập!

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

1. Giải bài 1 trang 103 SGK Địa lí 8

Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

Phương pháp giải

Dựa vào 3 đặc điểm chính: đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người để nêu lên đặc điểm chung của địa hình nước ta.

Gợi ý trả lời

Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

  • Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
  • Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
  • Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

  • Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
  • Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
  • Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

  • Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
  • Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
  • Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

2. Giải bài 2 trang 103 SGK Địa lí 8

Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ những yếu tố tác động đến sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

Sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả ngoại lực và nội lực. Cụ thể, một trong những yếu tố tác động lớn nhất đó chính là:

  • Hoạt động nâng lên hạ xuống của các mảng tân kiến tạo.
  • Chịu tác động ngoại lực như gió, mưa…, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Tác động của hoạt động của con người.

3. Giải bài 3 trang 103 SGK Địa lí 8

Các dạng địa hình sau dày ở nước ta được hình thành như thế nào?

- Địa hình cácxtơ.

- Địa hình cao nguyên badan.

- Địa hình đồng bằng phù sa mới.

- Địa hình đê sông, đê biển.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ được sự hình thành các dạng địa hình cácxtơ, cao nguyên badan, đồng bằng phù sa mới, đê sông, đê biển để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

- Địa hình cácxtơ được hình thành do nước mưa hoà tan đá vôi. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động.

- Địa hình cao nguyên badan: vào đại Tân sinh, do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.

- Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: giai đoạn Tân sinh, nhiều vùng bị sụt lún, sau đó được bồi đắp dần bằng những vật liệu do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.

- Địa hình đê sông, đê biển: do con người đắp lên đế chống lũ lụt và ngăn chặn ảnh hưởng của biến.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM