Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 24 Biển và đại dương SGK Địa lí 6 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 75 SGK Địa lí 6
Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
Phương pháp giải
Để giải thích đồ muối của các biển và đại dương lại khác nhau, dựa vào yếu tố:
- Nhiệt độ
- Lượng bay hơi nước
- Lượng mưa
- Điều kiện địa hình
- Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.
Gợi ý trả lời
Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:
– Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
– Lượng bay hơi nước.
– Nhiệt độ môi trường không khí.
– Lượng mưa.
– Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).
– Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.
=>Độ muối của biển và đại dương khác nhau.
2. Giải bài 2 trang 75 SGK Địa lí 6
Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất.
Phương pháp giải
Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Gợi ý trả lời
Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. Hiện tượng đó gọi là nước triều hay thủy triều.
Theo quy luật, mỗi ngày thủy triều lên xuống hai lần. Những ngày thủy triều dao động mạnh nhất là vào những ngày trăng tròn. Còn những ngày trăng lưỡi liềm đầu tháng hay cuối tháng, thủy triều ít dao động.
Như vậy, Thủy triều có quan hệ chặt chẽ với vòng quay của mặt trăng quanh trái đất. Chính sức hút của mặt trăng và một phần của mặt trời đã làm chi nước biển và đại dương có sự vận động nâng lên và hạ xuống.
3. Giải bài 3 trang 75 SGK Địa lí 6
Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
Phương pháp giải
Để giải thích sự ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu của các vùng đất ven biển, dựa vào:
- Các dòng biển chảy thành dòng
- Nếu có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc nhiệt độ thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.
Gợi ý trả lời
Các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:
- Các dòng biển chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.
+ Ở những nơi có dòng biển nóng đi qua thì nước biển dễ bay hơi (do nhiệt độ nước biển cao) tạo thành mây và gây mưa cho những khu vực gần đó ⟶ khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa.
+ Ngược lại, ở những nơi có dòng biển lạnh đi qua (nhiệt độ nước biển thấp) nước không thể bay hơi được và hậu quả là những khu vực gần đó rất ít khi có mưa, ví dụ như là sa mạc Sahara. ⟶ khí hậu khô hạn, ít mưa.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng