Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 54 SGK Địa lí 6
Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.
Phương pháp giải
Cần nắm được kiến thức về các tầng của lớp vỏ khí để trả lời:
- Tầng đối lưu
- Tầng bình lưu
- Các tầng cao của khí quyển.
Gợi ý trả lời
- Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần:
+ Tầng đối lưu
+ Tầng bình lưu
+ Các tầng cao của khí quyển.
- Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:
+ Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao từ 0 – 16km
+ Mật độ không khí dày đặc
+ Nhiệt độ càng lên cao càng giảm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão…
2. Giải bài 2 trang 54 SGK Địa lí 6
Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
Phương pháp giải
Để phân chia khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa, dựa vào:
- Dựa vào nhiệt độ
- Dựa vào mặt tiếp xúc
Gợi ý trả lời
- Dựa vào nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.
- Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
3. Giải bài 3 trang 54 SGK Địa lí 6
Khi nào khối khí bị biến tính?
Phương pháp giải
Dựa vào thời gian di chuyển và chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm ở địa phương chúng đi qua để xác định khối khí bị biến tính.
Gợi ý trả lời
Khối khí bị biến tính sau một thời gian di chuyển và chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm ở địa phương chúng đi qua.
Ví dụ:
Khối khí lạnh phía Bắc tràn xuống miền Bắc Việt Nam làm cho thời tiết giá lạnh. Sau một thời gian chịu ảnh hưởng của mặt đệm ở vĩ độ thấp, nên nó dần dần nóng lên. Như vậy khối khí này đã bị biến tính.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng