Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực
Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất được eLib tổng hợp lại, hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 41 SGK Địa lí 6
Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ bản chất của nội lực và ngoại lực để giải thích đây là là hai lực đối nghịch nhau:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài
Gợi ý trả lời
Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, tác động lực làm cho các lớp đá bị nén ép, uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất, kết quả là nâng cao hoặc hạ thấp địa hình, làm cho bề mặt đất lồi lõm, gồ ghề.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, gồm các quá trình phong hóa và xâm thưc, có tác động làm san bằng, hạ thấp địa hình.
2. Giải bài 2 trang 41 SGK Địa lí 6
Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?
Phương pháp giải
Dựa vào những mặt có lợi có núi lửa đem lại để giải thích tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống: tạo thành những chất tốt ở trong đất.
Gợi ý trả lời
Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. Đây là hiện tượng gây nhiều tác hại đến con người về tính mạng cũng như của cải vật chất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cư dân sinh sống xung quanh các núi lửa.
Vì khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành những chất tốt ở trong đất, thuận lợi cho việc sản xuất thâm canh các loại cây trồng phát triển màu mỡ.
3. Giải bài 3 trang 41 SGK Địa lí 6
Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?
Phương pháp giải
Dựa vào thực trạng về tác hại của động đất để chỉ ra biện pháp phù hợp:
- Thiết kế nhà có khả năng trượt
- Xây nhà bằng vật liệu gỗ
- Lắp đặt hệ thống giám sát động đất
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo
- Giáo dục về biện pháp ứng phó
Gợi ý trả lời
Biện pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:
- Thiết kế nhà có khả năng trượt như móng nhà lò xo, cấu trước máng nước cho móng nhà dựa trên cơ sở chuyển động trượt.
- Xây nhà bằng vật liệu gỗ để tăng khả năng chống sốc khi có động đất xảy ra.
- Lắp đặt hệ thống giám sát động đất để kịp thời báo động khi có dấu hiệu xảy ra.
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
- Giáo dục về biện pháp ứng phó thảm họa động đất cho người dân để nâng cao ý thức chủ động bảo vệ bản thân.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng