Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 7 SGK  Địa lí 12 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

1. Giải bài 1 trang 35 SGK Địa lí 12

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long để tìm điểm giống và kháu nhau giữa 2 đồng bằng.

Gợi ý trả lời

- Giống nhau:

+ Đều có nguồn gốc tạo thành từ các sông lớn.

+ Địa hình thấp bằng phẳng, có diện tích rộng lớn.

+ Đất phù sa và được các sông bồi đắp phù sa.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng được hình thành từ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ hệ thống của sông Mê Công.

+ Địa hình: Đồng bằng sông Hồng cao 7m, có hướng tây bắc đông nam, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, đồng bằng sông Cửu Long chỉ cao 2m và bề mặt bằng phẳng hơn nhưng có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

+ Đồng bằng sông Hồng có đê bao quanh nên đất trong đê không được bồi đắp hằng năm, thường xuyên bị ngập úng; đồng bằng sông Cửu Long không có đê bao quanh nên đất được bồi đắp hàng năm nhưng phần lớn diện tích bị nhiễm phèn nhiễm mặn.

2. Giải bài 2 trang 35 SGK Địa lí 12

Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ về diện tích, nguồn gốc, địa hình và đặc điểm sông ngòi để chỉ ra đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung.

Gợi ý trả lời

  • Diện tích khoảng 15 nghìn km2.
  • Nguồn gốc: do biển hình thành nên nghèo phù sa, chủ yếu là đất cát.
  • Địa hình: bị chia cắt thành nhiều ô nhỏ, có sự phân chia theo dải, phía đông là cồn cát đầm phá, ở giữa là vùng thấp trũng, trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.
  • Các sông nhỏ, ngắn dốc, ít phù sa: sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng,...

3. Giải bài 3 trang 35 SGK Địa lí 12

Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm về địa hình, tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thủy điện, du lịch, giao thông, thiên tai để chỉ ra những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Gợi ý trả lời

- Khu vực đồi núi:

+ Thế mạnh:

  • Tài nguyên khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng.
  • Rừng và đất trồng: cơ sở phát triển lâm nghiệp, bảo tồn tài nguyên sinh vật, khu vực phát triển nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
  • Tiềm năng thủy điện lớn ở khu vực tây bắc và tây nguyên.
  • Khu vực đồi núi có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái.

+ Hạn chế:

  • Địa hình chia cắt khó khăn cho giao thông, xây dựng công trình, giao lưu kinh tế giữa các vùng.
  • Các thiên tai như: lũ lụt, sạt ở, xói mòn, mưa đá, rét đậm rét hại,...

- Khu vực đồng bằng:

+ Thế mạnh:

  • Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên: nông sản, thủy sản, lâm sản,...
  • Nơi xây dựng các thành phố, khu công nghiệp, tập trung dân cư,...
  • Phát triển giao thông đường bộ, đường sông,...

+ Hạn chế:

  • Thiên tai: bão, lụt, hạn hán,... gây thiệt hại về người và tài sản.
  • Khu vực dễ bị ô nhiễm môi trường.
Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM