Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập Vấn đề phát triển nông nghiệp SGK  Địa lí 12 dưới đây. Tài liệu gồm các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

1. Giải bài 1 trang 97 SGK Địa lí 12

Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?

Phương pháp giải

Cần đưa ra các lí do cho thấy tầm quan trọng của an toàn lương thực để giải thích tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp.

Gợi ý trả lời

Việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp vì:

- Đảm bảo an toàn lương thực là giải quyết được vấn đề lương thực cho cả nước.

- Cây lương thực cung cấp nguồn thức ăn thiết yếu cho mỗi bữa ăn hàng ngày.

- Tạo điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.

- Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị để thu ngoại tệ.

- Đảm bảo an ninh lương thực, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp.

2. Giải bài 2 trang 97 SGK Địa lí 12

Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.

Phương pháp giải

Cần đưa ra những dẫn chứng cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả để chứng minh việc làm này góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.

Gợi ý trả lời

Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả mang lại ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới:

- Giúp khai thác tối đa các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước...ở các vùng sinh thái nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả là thế mạnh nổi bật của mỗi vùng.

- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...) mang lại nguồn thu ngoại tệ.

- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, đặc biệt vùng miền núi.

3. Giải bài 3 trang 97 SGK Địa lí 12

Cho bảng số liệu sau:

Hãy phân tích sự phát triển sản lượng cà phê (nhân), và khối lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1980 đến năm 2005.

Phương pháp giải

Dựa vào bảng số liệu đã cho kết hợp với kỹ năng phân tích số liệu để nhận xét về sự phát triển sản lượng cà phê (nhân), và khối lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1980 đến năm 2005.

Gợi ý trả lời

Nhận xét:

Nhìn chung trong cả giai đoạn năm 1980 – 2005, sản lượng cà phê (nhân) và khối lượng cà phê xuất khẩu nước ta tăng lên rất nhanh và liên tục.

- Sản lượng cà phê (nhân) từ 8,4 nghìn tấn lên tới 752,1 nghìn tấn (tăng gấp gần 90 lần trong 25 năm).

- Khối lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng từ 4 nghìn tấn lên 912,7 nghìn tấn (trong 25 năm tăng gấp 228 lần).

Có thể thấy trong thời gian qua ngành sản xuất trồng và chế biến cà phê ở nước ta phát triển mạnh mẽ, nguyên nhân là:

- Nước ta đã phát huy tối đa thế mạnh về địa hình, đất đai khí hậu kết hợp cá điều kiện kinh tế - xã hội đề mở rộng diện tích cây cà phê (hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) từ đó giúp tăng sản lượng nhanh chóng.

- Song song đó là đẩy mạnh mở rộng các nhà máy sơ chế, chế biến cà phê tại chỗ, góp phần nâng cao chất lượng cà phê, bảo quản được lâu dài... tạo nên mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới. Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện khắp các châu lục: Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Úc, Nam Á, Bắc Á…Chất lượng cà phê ở Việt Nam cũng được thị trường quốc tế thừa nhận và ưa chuộng.

4. Giải bài 4 trang 97 SGK Địa lí 12

Cho bảng số liệu sau:

Hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại qua các năm 1996, 2000 và 2005.

Phương pháp giải

Dựa vào bảng số liệu đã cho kết hợp với kỹ năng phân tích số liệu để nhận xét tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại qua các năm 1996, 2000 và 2005.

Gợi ý trả lời

- Tình hình phát triển:

+ Chăn nuôi đa dạng: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn,…), gia cầm.

+ Sản lượng thịt các loại không ngừng tăng và có sự thay đổi trong cơ cấu thịt.

+ Trong các loại thịt tăng nhanh nhất là thịt lợn (2,1 lần), sau đó là thịt bò (2 lần), thịt gia cầm (1,5 lần) và cuối cùng là thịt trâu (1,2 lần).

- Sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt:

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm, từ 3 5% (năm 1946) xuống 2,1% (năm 2005).

+ Thịt bò có tỉ trọng khá ổn định trong cơ cấu 5,0% (năm 1996) và 5,1% (năm 2005).

+ Sản lượng thịt lợn có tỉ trọng không đổi ở các năm 1996, năm 2000 (76,5%), sau đó tăng lên 81,4% (năm 2005).

+ Tỉ trọng thịt gia cầm tăng từ 15% (năm 1996) lên 15,8% (năm 2000), sau đó giảm xuống còn 11,4% (năm 2005).

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM