Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 18. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 68 SGK Địa lí 10
Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bổ đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển?
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết phần sinh quyển để nêu khái niệm sinh quyển và sự phân bố của sinh quyển trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
Gợi ý trả lời
- Sinh quyển là một quyển của Trái đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Vì sinh vật chỉ phân bố tập trung vào nơi có điều kiện sống thích hợp nhất với sinh vật tập trung ở bề mặt lớp phủ thổ nhưỡng.
2. Giải bài 2 trang 68 SGK Địa lí 10
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết đặc điểm các nhân tố như khí hậu, đất, địa hình, sinh vật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật để trả lời.
Gợi ý trả lời
Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu ảnh hưởng đồng thời nhiều của các nhân tố:
- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, không khí và ánh sáng.
- Đất: Các đặc tính lí, hóa, độ phì của đất ảnh hưởng đến sư phát triển và phân bố sinh vật.
- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.
- Sinh vật: Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.
3. Giải bài 3 trang 68 SGK Địa lí 10
Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức bản thân và liên hệ thực tế cuộc sống để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương.
Gợi ý trả lời
Những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương:
- Săn bắn quá nhiều chim, thú rừng,...
- Khai thác thuỷ hải sản quá mức, sử dụng phương tiện khai thác có tính huỷ diệt (xung điện, chất nổ, thuốc cá,...).
- Đốt rừng, khai thác rừng bừa bãi.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất