Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 11. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 43 SGK Địa lí 10
Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết phần khí quyển để phân tích vai trò của các tầng đối lưu, bình lưu và tầng ion đối với đời sống trên Trái Đất.
Gợi ý trả lời
Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất:
Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, con người trên Trái Đất, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.
- Tầng đối lưu:
+ Chứa 80% khối lượng không khí của khí quyển, ¾ lượng hơi nước, cung cấp oxi duy trì sự sống của con người và sinh vật.
+ Có vai trò hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh, là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa…
- Tầng bình lưu có lớp ô dôn với tác dụng hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống con người và sinh vật.
- Tầng ion: chứa nhiều ion mang điện tích có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên, được ứng dụng để phát triển mạnh công nghệ vũ trụ, viễn thông...
2. Giải bài 2 trang 43 SGK Địa lí 10
Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết phần khí quyển để nắm rõ sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.
Gợi ý trả lời
- Mỗi bán cầu đều có bốn khối khí chính, đó là khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
+ Khối khí bắc cực, nam cực rất lạnh khí hiệu là A phân bố 2 cực bắc và nam.
+ Khối khí ôn đới lạnh, khí hiệu là P phân bố khu vực 500-650 bắc và nam.
+ Khối khí chí tuyến rất nóng khí hiệu là T phân bố ở khu vực chí tuyến 200C-350C bắc và nam.
+ Khối khí xích đạo nóng ẩm phân bố ở quanh khi vực xích đạo kí hiệu là E.
- Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản:
+ Frông địa cực (FA) mặt ngăn của khối A và P.
+ Frông ôn đới (FP) mặt ngăn của khối P và T.
3. Giải bài 3 trang 43 SGK Địa lí 10
Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất, phân tích bảng số liệu và hình ảnh đã cho để trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.
Gợi ý trả lời
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700).
⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
- Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt càng tăng:
+ Ớ bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 90C).
+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 210C và Vacxava: 230C).
+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29 0C).
⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương. Càng vào sâu trong đất liền, tính lục địa càng tăng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất