Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về các phép chiếu hình bản đồ cơ bản, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 1. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 8 SGK Địa lí 10
Kẻ lại bảng và điền những nội dung thích hợp vào chỗ trống:
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết phần phép chiếu hình nón và phép chiếu hình trụ để điền những định nghĩa tương ứng với các khái niệm đã cho trong bảng.
Gợi ý trả lời
2. Giải bài 2 trang 8 SGK Địa lí 10
Cho biết từng phép chiếu bản đồ dùng để vẽ bản đồ khu vực nào?
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết phần phép chiếu phương vị đứng, hình nón đứng và hình trụ đứng để nêu rõ vai trò của từng phép chiếu để vẽ bản đồ khu vực nào.
Gợi ý trả lời
Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện nên mặt phẳng, các khu vực trên bản dồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. Vì vậy, tùy từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng khu vực cần thể hiện trên bản đồ, người ta dùng các phép chiếu bản đồ khác nhau:
- Phép chiếu phương vị đứng: thường sử dụng để vẽ bản đồ quanh cực.
- Phép chiếu hình nón đứng: thường sử dụng vẽ bản dồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới), và kéo dài nhiều vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì…
- Phép chiếu hình trụ đứng: thường sử dụng vẽ bản đồ Thế Giới hoặc các bản đồ khu vực quanh Xích Đạo.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống