Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
Phần hướng dẫn giải bài tập Bài Khái niệm về biểu thức đại số sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 26 SGK Toán 7
Hãy viết các biểu thức đại số biểu thị:
a) Tổng của \(x\) và \(y\);
b) Tích của \(x\) và \(y\);
c) Tích của tổng \(x\) và \(y\) với hiệu của \(x\) và \(y\).
Phương pháp giải
Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ (đại diện cho các số) được gọi là biểu thức đại số.
Hướng dẫn giải
Câu a: Tổng của \(x\) và \(y\) là \(x + y\);
Câu b: Tích của \(x\) và \(y\) là \(xy\);
Câu c: Tích của tổng \(x\) và \(y\) với hiệu của \(x\) và \(y\) là \((x + y) (x - y)\).
2. Giải bài 2 trang 26 SGK Toán 7
Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là \(a\), đáy nhỏ là \(b\), đường cao là \(h\) (\(a, b \) và \(h\) có cùng đơn vị đo).
Phương pháp giải
Xem lại cách tính diện tích hình thang: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\).
Hướng dẫn giải
Hình thang có đáy lớn là \(a\), đáy nhỏ là \(b\), đường cao là \(h\) thì biểu thức tính diện tích hình thang là:
\(\dfrac{(a+b).h}{2}\) hoặc \(\dfrac{1}{2}.(a + b).h\) hoặc \((a + b).h : 2\).
3. Giải bài 3 trang 26 SGK Toán 7
Dùng bút chì nối các ý 1), 2), ..., 5) với a), b), ..., c) sao cho chúng có cùng ý nghĩa (chẳng hạn như nối ý 1) với e)):
Phương pháp giải
Đọc kĩ đề để xem các công thức và các diễn tả bằng lời của công thức đó.
Hướng dẫn giải
Ý 1) đã cho là \(x - y\) được đọc là hiệu của \(x\) và \(y\). Đem so sánh với các ý cần nối kết thì ta chọn ý e) vì chúng có cùng ý nghĩa.
Tương tự ta có:
\(5y\) đọc là tích của \(5\) và \(y\) nên ý 2) nối với b)
\(xy\) đọc là tích của \(x\) và \(y\) nên ý 3) nối với a)
\(10+x\) đọc là tổng của \(10\) và \(x\) nên ý 4) nối với c)
\((x+y)(x-y)\) đọc là tích của tổng \(x\) và \(y\) với hiệu của \(x\) và \(y\) nên ý 5) nối với d)
4. Giải bài 4 trang 27 SGK Toán 7
Một ngày mùa hè, buổi sáng nhiệt độ là \(t\) độ, buổi trưa nhiệt độ tăng thêm \(x\) độ so với buổi sáng, buổi chiều lúc mặt trời lặn nhiệt độ lại giảm đi \(y\) độ so với buổi trưa. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó theo \(t, x, y\).
Phương pháp giải
Xác định nhiệt độ tại các thời điểm.
- Buổi sáng
- Buổi trưa
- Buổi chiều
Dựa vào đề bài lập biểu thức biểu thị mối quan hệ của nhiệt độ giữa các thời điểm với nhau.
Hướng dẫn giải
Buổi sáng nhiệt độ là \(t\) độ.
Buổi trưa nhiệt độ tăng thêm \(x\) độ nên nhiệt độ buổi trưa là \(t + x\) độ.
Buổi chiều nhiệt độ giảm đi \(y\) độ so với buổi trưa nên nhiệt độ buổi chiều là \(t + x - y\) độ.
Vậy biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là: \(t + x - y\) độ.
5. Giải bài 5 trang 27 SGK Toán 7
Một người hưởng mức lương là \(a\) đồng trong một tháng.
Hỏi người đó nhận được bao nhiêu tiền, nếu:
a) Trong một quý lao động, người đó bảo đảm đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao nên được thưởng thêm \(m\) đồng ?
b) Trong hai quý lao động, người đó bị trừ \(n\) đồng (\(n < a\)) vì nghỉ một ngày công không phép ?
Phương pháp giải
- Một năm có \(4\) quý nên \(1\) quý gồm \(3\) tháng.
- Số tiền nhận được trong một quý bằng mức lương một tháng nhân với \(3\)
- Số tiền nhận được trong \(2\) quý bằng số tiền nhận được sau một tháng nhân với \(6\).
Chú ý: Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số.
Hướng dẫn giải
Câu a:
Một quý có \(3\) tháng mà một tháng người đó được hưởng \(a\) đồng
Do đó trong \(1\) quý người đó nhận được \(3a\) đồng.
Vì đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu quả cao nên trong quý người đó được hưởng thêm \(m\) đồng.
Vậy trong một quý người đó được nhận được tất cả số tiền là \(3a + m\) (đồng).
Câu b:
Vì một tháng người đó được hưởng \(a\) đồng nên trong hai quý lao động (tức là \(6\) tháng) người đó nhận được số tiền là: \( 6a\) (đồng)
Theo đề bài, người đó bị trừ \(n\) đồng nên trong hai quý lao động người đó chỉ còn nhận được số tiền là:
\(6a - n\) (đồng).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đơn thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Đơn thức đồng dạng
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Đa thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Cộng, trừ đa thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập Chương 4: Biểu thức đại số