Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 5 Bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm

Phần hướng dẫn giải bài tập SGK bài 1 Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ giải các bài tập tính đạo hàm bằng định nghĩa, viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số, giải bài toán vật lý bằng cách sử dụng đạo hàm,...từ SGK Đại số và Giải tích 11 Cơ bản và Nâng cao.

Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 5 Bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm

1. Giải bài 1 trang 156 SGK Đại số & Giải tích 11

Tìm số gia của hàm số \(f(x) = x^3\), biết rằng :

a) \(x_0 = 1; \Delta x = 1\)

b) \(x_0 = 1; \Delta x = -0,1\)

Phương pháp giải

Số gia của hàm số \(y = f\left( x \right)\) là: \(\Delta f\left( x \right) = f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right)\)

Hướng dẫn giải

Câu a

Với \(x_0 = 1; \Delta x = 1\) ta có:

\(\Delta y = f(x_0+\Delta x) - f(x_0) = f(2) - f(1) = 2^3 - 1^3 = 7.\)

Câu b

Với \(x_0 = 1; \Delta x = -0,1\) ta có:

\(\Delta y = f(0,9) - f(1) = (0,9)^3 - 1^3 = -0,271.\)

2. Giải bài 2 trang 156 SGK Đại số & Giải tích 11

Tính \(\Delta y\) và \(\frac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\) của các hàm số sau theo x và \(\Delta x\):

a) \(y = 2x - 5\)

b) \(y = x^2 - 1\)

c) \(y = 2x^3\)

d) \(y = \frac{1}{x}\)

Phương pháp giải

Sử dụng công thức: \(\Delta y = f\left( {x + \Delta x} \right) - f\left( x \right)\) tính \(\Delta y\), từ đó suy ra \(\dfrac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\)

(Trong công thức \(\Delta y = f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right)\) ta coi \(x_0=x\))

Hướng dẫn giải

Câu a

Giả sử \(\Delta x\) là số gia đối số tại x.

\(\Rightarrow \Delta y = f(x+\Delta x) - f(x)\)

\(= 2(x+\Delta x) - 5 - (2x - 5) = 2\Delta x\)

 \(\Rightarrow \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{2\Delta x}{\Delta x}=2.\)

Câu b

Giả sử \(\Delta x\) là số gia đối số tại x.

Suy ra \(\Delta y = f(x+\Delta x) - f(x)\)

\(= (x+ \Delta x)^{2} - 1 - (x^{2} - 1) = 2x.\Delta x + (\Delta x)^2\)

\(\Rightarrow \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{2x.\Delta x+(\Delta x)^2}{\Delta x} = \Delta x+2x.\)

Câu c

Giả sử \(\Delta x\) là số gia đối số tại x.

Suy ra \(\Delta y = f(x+\Delta x) - f(x)\)

\(=2(x+\Delta x)^3=-2x^3-6x^2.\Delta x+6x.(\Delta x)^2+2(\Delta x)^3\)

\(\Rightarrow \frac{\Delta y}{\Delta x}= \frac{6x^2.\Delta x+6x(\Delta x)^2+2(\Delta x)^3}{\Delta x}\)

\(=2(\Delta x)^2+6x.\Delta x+6x^2.\)

Câu d

Giả sử \(\Delta x\) là số gia đối số tại x.

Suy ra \(\Delta y = f(x+\Delta x) - f(x)\)

\(=\frac{1}{x+\Delta x}-\frac{1}{2x}=\frac{-\Delta x}{x.(x+\Delta x)}.\)

\(\Rightarrow \frac{\Delta y}{\Delta x}= \frac{-\Delta x}{x(x+\Delta x)}.\frac{1}{\Delta x}= \frac{-1}{x(x+\Delta x)}.\)

3. Giải bài 3 trang 156 SGK Đại số & Giải tích 11

Tính (bằng định nghĩa) đạo hàm của mỗi hàm số sau tại các điểm đã chỉ ra:

a) \(y = x^2 + x\) tại \(x_0 = 1\)

b) \(y = \frac{1}{x}\) tại \(x_0 = 2\)

c) \(y =\frac{x+1}{x-1}\) tại \(x_0 = 0\)

Phương pháp giải

Bước 1: Giả sử \(\Delta x\) là số gia của đối số tại \(x_0\), tính \(\Delta y = f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right)\).

Bước 2: Lập tỉ số \(\dfrac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\).

Bước 3: Tìm \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \dfrac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\).

Kết luận \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \dfrac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\).

Hướng dẫn giải

Câu a

Giả sử ∆x là số gia của số đối tại x0 = 1. Ta có:

\(\Delta y=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)=(1+\Delta x)^2+(1+\Delta x)-2\)

\(=(\Delta x)^2+3\Delta x\)

\(\Rightarrow \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{(\Delta x)^2+3\Delta x}{\Delta x}= \Delta x+3\)

Suy ra \(y'(1)=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}= \lim_{\Delta x\rightarrow 0}(\Delta x+3)=3\).

Câu b

Giả sử ∆x là số gia của số đối tại x0 = 2. Ta có:

\(\Delta y=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)= \frac{1}{2+\Delta x}-\frac{1}{2}=\frac{-\Delta x}{2(2+\Delta x)}\)

\(\Rightarrow \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{-1}{2(2+\Delta x)}.\)

Vậy \(y'(2)=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0} \frac{-1}{2(2+\Delta x)} =-\frac{1}{4}\).

Câu c

Giả sử ∆x là số gia của số đối tại x0 = 0.Ta có:

\(\Delta y=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)= \frac{\Delta x+1}{\Delta x-1}+1=\frac{2.\Delta x}{\Delta x-1}\)

\(\Rightarrow \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{2\Delta x}{\Delta x-1}.\frac{1}{\Delta x} =\frac{2}{\Delta x-1}\)

Vậy \(y'(0)=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x} = \lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{2}{\Delta x-1}=-2.\)

4. Giải bài 4 trang 156 SGK Đại số & Giải tích 11

Chứng minh rằng hàm số \(f(x) = (x - 1)^2\) nếu \(x \geq 0\) và \(f(x) = -x^2\) nếu \(x < 0\)

không có đạo hàm tại điểm \(x = 0\) nhưng có đạo hàm tại điểm \(x = 2\)

Phương pháp giải

Điều kiện cần để hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại điểm \(x=x_0\) là hàm số liên tục tại \(x=x_0\).

Sử dụng định nghĩa chứng minh hàm số có đạo hàm tại \(x=x_0\):

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên khoảng \((a;b)\) và \({x_0} \in \left( {a;b} \right)\). Nếu tồn tại giới hạn (hữu hạn) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( x_0 \right)}}{{x - {x_0}}}\) thì tồn tại đạo hàm của hàm số tại \(x_0\).

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {\left( {x - 1} \right)^2} = {\left( {0 - 1} \right)^2} = 1\\
\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( { - {x^2}} \right) = - {0^2} = 0\\
\Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right)
\end{array}\)

Do đó hàm số \(y = f(x)\) gián đoạn tại \(x = 0\).

Vậy hàm số không có đạo hàm tại điểm \(x = 0\) (vi phạm điều kiện cần).

Xét giới hạn: 

\(\begin{array}{l}
\,\,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 2 \right)}}{{x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{{{\left( {x - 1} \right)}^2} - 1}}{{x - 2}}\\
= \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{{x^2} - 2x}}{{x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{x\left( {x - 2} \right)}}{{x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} x = 2
\end{array}\)

Vậy hàm số \(y = f(x)\) có đạo hàm tại \(x = 2\) và \(f'(2) = 2\).

5. Giải bài 5 trang 156 SGK Đại số & Giải tích 11

Cho đường cong \(y = x^3.\) Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong trong các trường hợp:

a) Tại điểm có tọa độ (-1;-1)

b) Tại điểm có hoành độ bằng 2

c) Biết hệ số góc của tiếp tuyến bằng 3

Phương pháp giải

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\) là: \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + f\left( {{x_0}} \right)\)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\begin{array}{l} y = {x^3}\\ \Delta y = {(x + \Delta x)^3} - {x^3}\\ = {x^3} + 3{x^2}\Delta x + 3x{\left( {\Delta x} \right)^2} + {\left( {\Delta x} \right)^3} - {x^3}\\ = 3{x^2}\Delta x + 3x{\left( {\Delta x} \right)^2} + {\left( {\Delta x} \right)^3} \end{array}\)

\(\begin{array}{l} \frac{{\Delta y}}{{\Delta x}} = 3{x^2} + 3x\Delta x + {\left( {\Delta x} \right)^2}\\ y'(x)= \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \frac{{\Delta y}}{{\Delta x}} = 3{x^2} \end{array}\)

Câu a

Với \(x_0=-1\Rightarrow y'(-1)=3.\)

Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=x^3\) tại điểm (-1;-1) là:

\(y-y_0=y'(x_0)(x-x_0)\) hay \(y+1=3(x+1)\Leftrightarrow y=3x+2\)

Câu b

Với \(x_0=2\Rightarrow y'(2)=12\) và \(y_0=f(2)=8\)

Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = x^3\) tại điểm có hoành độ bằng 2 là:

\(y-y_0=y'(x_0)(x-x_0)\) hay 

\(y-8=12(x-2)\Leftrightarrow y=12x-16.\)

Câu c

Do hệ số góc của tiếp tuyến bằng 3, nên 

\(f' (x_0) = 3 \Leftrightarrow 3x_0^2 = 3 \Leftrightarrow x_0^2= 1 \Leftrightarrow x_0 = \pm 1.\)

Với \(x_0 = 1 \Rightarrow y_0=1\)

Nên phương trình tiếp tuyến cần tìm là: \(y-1=3(x-1)\) hay \(y=3x-2.\)

Với \(x_0 = -1 \Rightarrow y_0=-1\)

Nên phương trình tiếp tuyến cần tìm là: \(y+1=3(x+1)\) hay \(y=3x+2.\)

6. Giải bài 6 trang 156 SGK Đại số & Giải tích 11

Viết phương trình tiếp tuyến của đường hypebol  \(y =\frac{1}{x}\):

a) Tại điểm \((\frac{1}{2} ; 2)\)

b) Tại điểm có hoành độ bằng -1

c) Biết rằng hệ số góc của tiếp tuyến bằng \(- \frac{1}{4}\)

Phương pháp giải

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\) là: \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + f\left( {{x_0}} \right)\)

Hướng dẫn giải

Ta có 

\(\begin{array}{l} y = \frac{1}{x}\\ \Delta y = \frac{1}{{x + \Delta x}} - \frac{1}{x} = \frac{{x - (x + \Delta x)}}{{x\left( {x + \Delta x} \right)}} = - \frac{{\Delta x}}{{{x^2} + x.\Delta x}}\\ \frac{{\Delta y}}{{\Delta x}} = - \frac{1}{{{x^2} + x.\Delta x}}\\ y'(x) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \frac{{\Delta y}}{{\Delta x}} = - \frac{1}{{{x^2}}} \end{array}\)

Câu a

Tại \(x_0=\frac{1}{2}\Rightarrow y'(\frac{1}{2})=-4\)

⇒ Phương trình tiếp tuyến của đường hypebol \(y=\frac{1}{x}\) tại điểm \(\left ( \frac{1}{2};2 \right )\) là:

\(y-2=-4(x-\frac{1}{2})\) hay \(y=-4x+4\)

Câu b

Tại \(x_0=-1\Rightarrow y_0=y(-1)=-1\) và \(y'(-1)=-1\)

Vậy phương trình tiếp tuyến của đường hypebol \(y=\frac{1}{x}\) tại điểm có hoành độ -1 là:

\(y-y_0=y'(x_0)(x-x_0)\)

Hay \(y+1=-1(x+1)\Leftrightarrow y=-x-2.\)

Câu c

Do hệ số góc của tiếp tuyến bằng \(-\frac{1}{4}\), nên

\(-\frac{1}{x^2_0}=-\frac{1}{4}\Leftrightarrow x_0=\pm 2.\)

Với \(x_0=2\Rightarrow y_0=\frac{1}{2}.\)

Vậy phương trình tiếp tuyến là:

\(y-y_0=-\frac{1}{4}(x-x_0)\) hay \(y-\frac{1}{2}=-\frac{1}{4}(x-2)\)

\(\Leftrightarrow y=-\frac{1}{4}x+1\)

Với \(x_0=-2\Rightarrow y_0=-\frac{1}{2}.\)

Vậy phương trình tiếp tuyến là:

\(y-y_0=-\frac{1}{4}(x-x_0)\) hay \(y+\frac{1}{2}=-\frac{1}{4}(x+2)\)

\(\Leftrightarrow y=-\frac{1}{4}x-1\).

7. Giải bài 7 trang 157 SGK Đại số & Giải tích 11

Một vật rơi tự do theo phương trình \(s=\frac{1}{2}gt^2,\) trong đó g ≈ 9,8 m/s2 là gia tốc trọng trường

a) Tìm vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian từ t (t=5s) đến t + ∆t, biết rằng ∆t = 0,1s; ∆t = 0,05s; ∆t = 0,001s

b) Tìm vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t = 5s

Phương pháp giải

Vận tốc trung bình trong khoảng thời gian \(t+ \Delta t\) là: \({v_{tb}} = \frac{{S(t + \Delta t) - S(t)}}{{\Delta t}}.\)

Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng xác định bởi phương trình: \(s=s(t)\) tại thời điểm \(t_0\) là \(v(t_0)=s'(t_0).\)​

Hướng dẫn giải

Câu a

Khi \(\Delta t =0,1s\), vận tốc trung bình của chuyển độnh là:

 \(v_{tb}= \frac{\frac{1}{2}g(5,1^2-5^2)}{0,1}=\frac{\frac{1}{2}.9,8.0,1 10,1}{0,1}=49,49m/s\)

Khi \(\Delta t = 0,05s\), vận tốc trung bình của chuyển động là:

\(v_{tb}= \frac{\frac{1}{2}g(5,05^2-5^2)}{0,05}=49,245 m/s.\)

Khi \(\Delta t = 0,001s\), vận tốc trung bình của chuyển động là:

\(v_{th}=\frac{\frac{1}{2}g(5,001^2-5^2)}{0,001^2}=49,005m/s\) 

Câu b

Ta có: \(v_{tb}=s'(t_0)=\left ( \frac{1}{2}.g.t^2 \right )'_{t_0}=gt_0\)

Với \(t_0=5s\Rightarrow v_{t_0}=9,8.5=49 m/s\)

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM