Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang

Tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 8 Bài 39 do eLib tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về đèn huỳnh quang loại đèn đang được sử dụng rộng rãi ngày này. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang

1. Giải bài 1 trang 139 SGK Công nghệ 8

Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang?

Phương pháp giải

- Sơ đồ cấu tạo của đèn huỳnh quang

Sơ đồ cấu tạo của đèn huỳnh quang

1. Ống thủy tinh; 2. Lớp bột huỳnh quang; 3. Điện cực; 4. Chân đèn

Hướng dẫn giải

Dựa vào sơ đồ cấu tạo ta có thể thấy nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang: sự phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại. Tia tử ngoại tác dụng vào lớp huỳnh quang phát sáng

2. Giải bài 2 trang 139 SGK Công nghệ 8

Nêu đặc điểm của đèn huỳnh quang? 

Phương pháp giải

Đèn huỳnh quang có các đặc điểm như: ánh sáng không liên tục, tuổi thọ cao, tiết kiệm điện, cần chấn lưu

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của đèn huỳnh quang:  

- Có hiện tượng nhấp nháy (khi tần số dưới 50 Hz)  

- Cần mồi phóng điện (chấn lưu điện từ hoặc tắc te)  

- Tuổi thọ cao (khoảng 8000h)  

- Hiệu suất phát quang cao (20 -> 25 %)

3. Giải bài 3 trang 140 SGK Công nghệ 8

Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học, công sở, nhà máy...?

Phương pháp giải

Đèn huỳnh quang có đặc tính tiết kiệm điện nên được ứng dụng rộng rãi

Hướng dẫn giải

Vì đèn huỳnh quang tiết kiệm điện nên ở những mô hình lớn sẽ tiết kiệm được chi phí cho chiếu sáng một cách đáng kể, và tuổi thọ cao nên việc thay thế sẽ diễn ra lâu hơn.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM