Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động
Mời các em cùng tham khảo tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 8 Bài 30 do eLib tổng hợp để giúp các em có thể củng cố và ôn tập các kiến thức về quá trình biến đổi chuyển động và một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 105 SGK Công nghệ 8
Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt ?
Phương pháp giải
- Cấu tạo: Gồm tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3, giá đỡ 4
- Nguyên lý làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá 4
- Ứng dụng: máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước...
Hướng dẫn giải
- Cấu tạo:
- Tay quay lắp sau bánh dẫn
- Thanh truyền (lắp vào bánh dẫn và con trượt).
- Con trượt.
- Giá đỡ.
- Nguyên lí làm việc:
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 => Chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
- Ứng dụng:
- Cơ cấu pít tông – xi lanh trong Ôtô, xe máy
- Máy khâu đạp chân
- Thanh răng, Bánh răng. Ngoài ra còn có cơ cấu bánh răng - thanh răng và cơ cấu vít đai ốc
- Xe nâng: Dùng để nâng hạ mũi khoan
- Ứng dụng cơ cấu vit đai ốc
2. Giải bài 2 trang 105 SGK Công nghệ 8
Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt, Bánh răng -thanh răng ?
Phương pháp giải
Dựa vào các đặc điểm như: yêu cầu kỹ thuật, cấu tạo, chuyển động của các chi tiết để so sánh.
Hướng dẫn giải
- Giống: Đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại
- Khác:
3. Giải bài 3 trang 105 SGK Công nghệ 8
Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay - thanh lắc?
Phương pháp giải
Dựa vào sơ đồ chuyển động lắc ta có thể thấy được cấu tao, nguyên lí của cơ cấu tay quay - thanh lắc
Hướng dẫn giải
- Cấu tạo: Gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ
- Nguyên lý làm việc: Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
- Ứng dụng: Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy
4. Giải bài 4 trang 105 SGK Công nghệ 8
Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình?
Phương pháp giải
Một số ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu như: máy quạt, nút điều chỉnh bếp dầu,....
Hướng dẫn giải
- Cơ cấu tay quay – thanh lắc: Máy khâu đạp chân, quạt máy (tuốc năng), ...
- Cơ cấu tay quay – con trượt: Điều chỉnh bấc của bếp dầu, ...
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Ôn tập phần 2: Cơ khí