Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm cá)

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 7 Bài 54 để giúp các em củng cố các kiến thức về các quy trình chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho tôm, cá. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm cá)

1. Giải bài 1 trang 148 SGK Công nghệ 7

Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá? 

Phương pháp giải

Chăm sóc tôm, cá gồm có 2 khâu chính:

- Thời gian cho ăn

- Cách cho ăn

Hướng dẫn giải

Chăm sóc tôm, cá:

- Thời gian cho ăn: 

  • Trong ngày nên cho tôm, cá ăn khi trời còn mát (nhiệt độ từ 20 đến 30oC), buổi sáng từ 7 – 8 giờ.
  • Lượng thức ăn và phân bón tập trung mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.
  • Mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ tăng nên thức ăn phân bón bị phân huỷ nhanh làm ao bẩn dẫn đến thiếu oxi cho tôm cá, do đó cần giảm lượng thức ăn và phân bón.

- Cách cho ăn:

+ Cho ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng theo yêu cầu từng loại và từng giai đoạn.

+ Cho ăn “lượng ít và nhiều lần” để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, mỗi loại thức ăn có các cách khác nhau:

  • Thức ăn tinh và xinh phải có giàn, máng ăn.
  • Phân xanh bó thành từng bó.
  • Phân chuồng hoại mục và vô cơ hoà tan trong nước rồi té đều khắp ao.

2. Giải bài 2 trang 148 SGK Công nghệ 7

Những công việc của quản lý ao là gì? 

Phương pháp giải

Công việc quản lý ao bao gồm 2 công việc chính:

- Kiểm tra ao nuôi tôm cá

- Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá

Hướng dẫn giải

Các công việc quản lý ao:

- Kiểm tra ao nuôi tôm cá:

  • Kiểm tra đăng, cống vào mùa lũ
  • Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của cá tôm vào buổi sáng
  • Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào buối sáng lúc nhiệt độ lên cao

- Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá

  • Đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của vực nước nuôi.
  • Thông qua 2 chỉ số: Chiều dài và khối lượng

3. Giải bài 3 trang 148 SGK Công nghệ 7

Muốn phòng bệnh cho tôm, cá theo em cần phải có những biện pháp gì? 

Phương pháp giải

Một số biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá như: thiết kế ao nuôi hợp lí, dọn đáy ao, ....

Hướng dẫn giải

Các biện pháp:

- Thiết kế ao nuôi hợp lý, có hệ thống cấp, thoát nước tốt 

- Trước khi thả tôm cá cần phải tẩy, dọn ao bằng vôi bột 

- Cho tôm cá ăn đầy đủ để tăng sức đề kháng 

- Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của cá để xử lý kịp thời 

- Dùng thuốc phòng chữa mùa tôm, cá dễ mắc bệnh để hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh.

4. Giải bài 4 trang 148 SGK Công nghệ 7

Em hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá? 

Phương pháp giải

Một số loại cây dùng để chữa bệnh cho tôm, cá như: cây thuốc cá, cây xoan, cây thàn mát,....

Hướng dẫn giải

Một số loại cây dùng để chữa bệnh cho tôm, cá:

- Cây thuốc cá: Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.

- Cây xoan: Dùng lá xoan để diệt trùng mỏ neo và trùng bánh cho cá rất tốt: lấy cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong lồng nuôi cá đang bị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, hoặc ngâm trong cá nuôi ở phía đầu nguồn nước với lượng 150-200kg lá xoan/1.000m2 ao có mức nước 1,5 - 2m hoặc 20-25kg lá xoan/lồng cá 8m2.

- Cây thàn mát: Quả khi già hạt có chứa 30-40% dầu và chất gây độc (như rotenon, sapotoxin) đối với cá. Có thể dùng hạt thàn mát để diệt cá tạp trong ao nuôi tôm.

Cách dùng: nghiền nát hạt rồi hoà vào nước, dùng nước đó tưới đều lên ao; hoặc đập nát cho vào bao tải ngâm ở ao, tác dụng chậm hơn. Liều lượng cứ 0,5-1kg hạt dùng cho một ao 1.000m2 ở mức nước 15-20cm.

- Cây sở: Sở là cây ép lấy dầu, bã làm thành bánh (khô dầu sở) có chứa chất saponozit gây độc làm chết cá và có tác dụng diệt khuẩn. Khô dầu sở có tác dụng để cải tạo ao đầm nuôi tôm. Khi dùng, cần nghiền nát khô dầu sở rồi rải xuống ao, hay ngâm trong nước.

- Cây bồ hòn: -Quả bồ hòn có nhân, hạt rất độc. Người nuôi cá, tôm dùng hạt để diệt cá tạp khi cải tạo ao đầm. Khi dùng, giã hạt thật nhỏ, hoà tan với nước, dùng nước này té đều khắp ao với liều lượng 0,5-1kg hạt/1.000m2 ao có mức nước 15-20cm.

- Cây thầu dầu tía: Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu 1,5-2m.

- Cây tỏi: Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM