Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Hướng dẫn Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 4 của eLib dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Định luật phản xạ ánh sáng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

1. Giải bài 4.1 trang 12 SBT Vật lý 7

Trên hình 4.1 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Phương pháp giải

- Vận dụng lí thuyết về khúc xạ ánh sáng và các tia, góc trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng để vẽ tiếp tia phản xạ 

- Tính góc phản xạ: i’ = i 

Hướng dẫn giải

- Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với gương phẳng.

- Vẽ tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, sao cho góc tới i bằng góc phản xạ i’: i = i’.

- Xem hình vẽ 4.1a

- Vì SI hợp với mặt gương góc 30o nên góc tới i = 90 – 30 = 60o.

Suy ra: góc phản xạ i’ = i = 60o.

2. Giải bài 4.2 trang 12 SBT Vật lý 7

Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 20o

B. 80o

C. 40o

D. 60o

Phương pháp giải

Để xác định giá trị góc tới cần ghi nhớ: góc phản xạ và góc tới bằng nhau 

Hướng dẫn giải

Ta có tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o, mà góc phản xạ và góc tới bằng nhau nên giá trị của góc tới là: 40 : 2 = 20o

Đáp án: A

3. Giải bài 4.3 trang 12 SBT Vật lý 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình 4.2)

a. Vẽ tia phản xạ.

b. Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải.

Phương pháp giải

Cần nắm được định luật phản xạ ánh sáng để vẽ:

- Tia phản xạ

- Vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải

Hướng dẫn giải

a) Vẽ tia phản xạ:

Trong mặt phẳng tới:

- Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I.

- Ta dùng thước đo góc để đo góc tới \(\widehat {{S}I{N}}=i\)

- Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho \(\widehat {{R}I{N}}=i'=\widehat {{S}I{N}}=i\)

Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.

b) Vị trí đặt gương như hình 4.2b.

- Cách vẽ:

Vì tia phản xạ IR phải có hướng nằm ngang chiều từ trái sang phải theo yêu cầu bài toán nên:

+ Đầu tiên ta vẽ tia phản xạ IR như đề bài đã cho.

+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của \(\widehat {{S}I{R}}\), do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc \(\widehat {{S}I{R}}\)

+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới I. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.

4. Giải bài 4.4 trang 12 SBT Vật lý 7

Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường thẳng đứng (hình 4.3). Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương (lấy một miếng bìa khoét 1 lỗ nhỏ rồi dán lên mặt kính của đèn để tạo tia sáng) sao cho tia phản xạ gặp bức tường. Hãy vẽ hai tia tới cho hai tia phản xạ gặp bức tường ở cùng một điểm M.

Phương pháp giải

Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng để vẽ:

- Lấy điểm tới I bất kì trên gương, nối IM

- Vẽ pháp tuyến IN1 tại điểm tới, rồi vẽ góc tới \(\widehat {{S_1}I{N_1}}\) bằng góc phản xạ \(\widehat {MI{N_1}}\)

Hướng dẫn giải

Muốn có được 2 tia tới cho hai tia phản xạ cùng tới điểm M trên tường thì ta phải thay đổi vị trí của đèn sao cho mỗi vị trí đó ứng với một tia tới SI cho tia phản xạ IM.

- Thay đổi vị trí đèn để có tia SI, vị trí này được xác định như sau:

+ Lấy điểm tới I bất kì trên gương, nối IM ta được tia phản xạ IM.

+ Vẽ pháp tuyến IN1 tại điểm tới, rồi vẽ góc tới \(\widehat {{S_1}I{N_1}}\) bằng góc phản xạ \(\widehat {MI{N_1}}\). Ta xác định được tia tới S1I cũng chính là vị trí đặt đèn pin.

- Tương tự như vậy ta vẽ được tia tới S2K ứng với vị trí thứ hai của đèn pin.

5. Giải bài 4.5 trang 13 SBT Vật lý 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60o (hình 4.4). Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r.

A. i = r = 60o

B. i = r = 30o

C. i = 20o, r = 40o

D. i = r = 120o

Phương pháp giải

Để tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r, cần ghi nhớ: góc tới lại bằng góc phản xạ

Hướng dẫn giải

Ta có tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60o, mà góc tới lại bằng góc phản xạ nên gía trị góc tới bằng góc phản xạ bằng: i = r = 60:2 = 30o

Đáp án: B

6. Giải bài 4.6 trang 13 SBT Vật lý 7

Chiếu một tia sáng vuông góc với một mặt gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 90o

B. r = 45o

C. r = 180o

D. r = 0o

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: khi chiếu tia tới vuông góc một mặt phẳng gương, tia tới trùng với pháp tuyến, góc tới bằng góc phản xạ bằng 0

Hướng dẫn giải

Vì khi chiếu tia tới vuông góc một mặt phẳng gương, tia tới trùng với pháp tuyến, góc tới bằng góc phản xạ bằng 0.

Đáp án: D

7. Giải bài 4.7 trang 13 SBT Vật lý 7

Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình 4.5, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào sau đây?

A. 30o

B. 45o

C. 60o

D. 90o

Phương pháp giải

- Tia phản xạ theo phương thẳng đứng, sẽ vuông góc với tia tới SI tạo thành góc 90o

- Sử dụng lí thuyết về định luật phản xạ ánh sáng: r=i

- Suy ra góc SIM

Hướng dẫn giải

Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình 4.5a, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng, nó sẽ vuông góc với tia tới SI tạo thành góc 90o

\(\Rightarrow \widehat {S{\rm{IR}}} = {90^0}\)

Theo định luật phản xạ ánh sáng: \(\widehat {S{\rm{IN}}} = \widehat {N{\rm{IR}}} = \dfrac{1}{2}\widehat {S{\rm{IR}}} = \dfrac{1}{2}{.90^0} = {45^0}\)

\(\Rightarrow \widehat {SIM} = {90^0} - \widehat {S{\rm{IN}}} = {90^0} - {45^0} = {45^0}\)

Chọn B.

8. Giải bài 4.8 trang 13 SBT Vật lý 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?

A. Mặt gương

B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương

C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:  tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Hướng dẫn giải

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Chọn D 

9. Giải bài 4.9 trang 13 SBT Vật lý 7

Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120o như ở hình 4.6. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 120o

B. r = 60o

C. r = 30o

D. r = 45o

Phương pháp giải

- Kẻ pháp tuyến IN

- Tính góc tới i

- Sử dụng lí thuyết về định luật phản xạ ánh sáng: góc phản xạ bằng góc tới r=i

Hướng dẫn giải

Kẻ pháp tuyến IN vuông góc với mặt phẳng gương tạo với gương một góc 90o (hình 4.6a).

Ta có: \(i=\widehat {SIN}={120^0}-{90^0}={30^0}\)

Do góc tới bằng góc phản xạ nên góc phản xạ: r = i = 30o.

Đáp án: C.

10. Giải bài 4.10 trang 14 SBT Vật lý 7

Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương Gphản xạ một lần trên gương G1 và một lần trên gương G2 ( hình 4.7). Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?

A. 0o

B. 60o

C. 45o

D. 90o

Phương pháp giải

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: góc phản xạ bằng góc tới r=i:

- Tính số đo góc SIN tại gương G1 và IRN' tại gương G2

- Tính số đo góc SIR và IRK

- Vì hai góc này so le trong nên SI // RK, góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị 0o

Hướng dẫn giải

Giả sử tia tới là SI có góc tới là: \(i = \widehat {SIN} = \alpha \)

Định luật phản xạ tại gương G1\(\widehat {SIN} = \widehat {N{\rm{IR}}} = \alpha (1)\)

Do hai gương đặt song song với nhau nên pháp tuyến IN ở gương G1 và pháp tuyến RN’ ở gương G2 song song với nhau, tia phản xạ ở G1 chính là tia tới ở gương G2\(\widehat {N'RI} = \widehat {RIN} = \alpha \)

Định luật phản xạ tại gương G2\(\widehat {{\rm{IR}}N'} = \widehat {N'RK} = \alpha (2)\)

Từ (1) và (2) ta có: \(\widehat {S{\rm{IR}}} = \widehat {{\rm{IR}}K} = 2\alpha \)

Vì hai góc này so le trong nên SI // RK. Nên góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị 0o.

Đáp án: A.

11. Giải bài 4.11 trang 14 SBT Vật lý 7

Hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 (hình 4.8) lần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi trên gương G2. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?

A. 180o

B. 60o

C. 45o

D. 90o

Phương pháp giải

- Theo định luật phản xạ tại gương G1: tính số đo góc SIJ

- Theo định luật phản xạ tại gương G2, tính số đo góc IJR

- Tính tổng số đo góc SIJ và góc IJR

Hướng dẫn giải

Do hai gương đặt vuông góc với nhau nên hai pháp tuyến IN1 và JN2 cũng vuông góc với nhau.

Định luật phản xạ tại gương G1:

\(\widehat {SIN} = \widehat {N{\rm{IJ}}} \Rightarrow \widehat {SIJ} = 2\widehat {N{\rm{IJ}}}(1)\)

Định luật phản xạ tại gương G2:

\(\widehat {{\rm{IJ}}N} = \widehat {NJR} \Rightarrow \widehat {{\rm{IJ}}R} = 2\widehat {{\rm{IJ}}N}(2)\)

Tam giác IJN vuông tại N: \(\widehat {N{\rm{IJ}}} + \widehat {NJI} = {90^0}\)

\(\Rightarrow \widehat {S{\rm{IJ}}} + \widehat {{\rm{IJ}}R} = 2\widehat {NIJ} + 2\widehat {NJI} = 2(\widehat {NIJ} + \widehat {NJI}) = {180^0}\)

→ Tia tới SI song song với tia phản xạ JR. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị 180o.

Đáp án: A.

12. Giải bài 4.12 trang 14 SBT Vật lý 7

Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau một góc α (hình 4.9). Tia tới SI được chiếu lên gương Glần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương G1 bằng 30o. Tìm góc α để tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau?

Phương pháp giải

- Theo định luật phản xạ, tính số đo góc JIO, KIJ

- Xét tam giác IJO, tính góc IJO, NJI theo \(\alpha \)

- Tính số đo góc IKJ theo \(\alpha \)

- Để tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau, số đo góc IKJ bằng 90o

Hướng dẫn giải

Tại I, theo định luật phản xạ, ta có:

\(\widehat {SIN} = \widehat {NIJ} = {30^0}\)

\(\Rightarrow \widehat {JIO} = \widehat {NIO} - \widehat {NIJ} = {90^0} - {30^0} = {60^0}\)

\(\widehat {K{\rm{IJ}}} = {2.30^0} = {60^0}(1)\)

Trong tam giác IJO, ta có:

\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{IJ}}O} = {180^0} - \widehat {JIO} - \widehat {IOJ}\\ = {180^0} - {60^0} - \alpha = {120^0} - \alpha \end{array}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {N{\rm{JI}}} = {90^0} - \widehat {{\rm{IJ}}O}\\ = {90^0} - ({120^0} - \alpha ) = \alpha - {30^0}\end{array}\)

Tại J, theo định luật phản xạ, ta có:

\(\widehat {{\rm{IJ}}N} = \widehat {NJK}\)

\( \Rightarrow \widehat {KJI} = \widehat {IJN} + \widehat {NJK} = 2\widehat {IJN} = 2\alpha - {60^0}(2)\)

Từ (1) và (2) ta được:

\(\widehat {K{\rm{IJ}}} + \widehat {KJI} = {60^0} + 2\alpha - {60^0} = 2\alpha \)

Trong tam giác IKJ, ta có:

\(\widehat {IKJ} = {180^0} - (\widehat {K{\rm{IJ}}} + \widehat {KJI}) = {180^0} - 2\alpha \)

Để tia tới SI trên gương G1 vuông góc với tia phản xạ JR trên gương G2 thì:

 \(\begin{array}{l}\widehat {IKJ} = {90^0}\\ \Leftrightarrow {180^0} - 2\alpha = {90^0}\\ \Leftrightarrow \alpha = {45^0}\end{array}\)

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM