Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang nhiệt độ
Giải bài tập Nhiệt kế - Thang nhiệt độ eLib sưu tầm và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu là lời giải hay, chi tiết và chính xác cho các bài tập trong SBT Vật lý 6 Bài 22. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho quá trình học tập và nâng cao kiến thức của các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 22.1 trang 69 SBT Vật lý 6
2. Giải bài 22.2 trang 69 SBT Vật lý 6
3. Giải bài 22.3 trang 69 SBT Vật lý 6
4. Giải bài 22.4 trang 69 SBT Vật lý 6
5. Giải bài 22.5 trang 69 SBT Vật lý 6
6. Giải bài 22.6 trang 70 SBT Vật lý 6
7. Giải bài 22.7 trang 70 SBT Vật lý 6
8. Giải bài 22.8 trang 70 SBT Vật lý 6
9. Giải bài 22.9 trang 71 SBT Vật lý 6
10. Giải bài 22.10 trang 71 SBT Vật lý 6
11. Giải bài 22.11 trang 71 SBT Vật lý 6
12. Giải bài 22.12 trang 71 SBT Vật lý 6
13. Giải bài 22.13 trang 72 SBT Vật lý 6
1. Giải bài 22.1 trang 69 SBT Vật lý 6
Nhiệt kế nào dưới đây có thể đùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
Phương pháp giải
Dựa vào nhiệt độ nóng chảy của băng phiến và giới hạn đo của các loại nhiệt kế.
Hướng dẫn giải
Nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy vì băng phiến nóng chảy ở 80oC mà nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 100oC.
Chọn C
2. Giải bài 22.2 trang 69 SBT Vật lý 6
Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC
B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC
C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC
D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC
Phương pháp giải
So sánh nhiệt độ sôi của rượu và nhiệt độ sôi của hơi nước để giải thích
Hướng dẫn giải
Vì rượu sôi ở 80oC thấp hơn nhiệt độ sôi của nước là 100oC nên không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của hơi nước.
Chọn B
3. Giải bài 22.3 trang 69 SBT Vật lý 6
Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?
Phương pháp giải
Cần nắm lí thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng và rắn: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng nhiều hơn chất rắn
Hướng dẫn giải
Thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh do thủy ngân (hoặc rượu) (là chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh (là chất rắn).
4. Giải bài 22.4 trang 69 SBT Vật lý 6
Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Phương pháp giải
Để giải thichs dựa vào yếu tố thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau
Hướng dẫn giải
Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thủy tinh có tiết diện nhỏ mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn.
5. Giải bài 22.5 trang 69 SBT Vật lý 6
Trong một ngày hè, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng bên. Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây :
Bảng theo dõi nhiệt độ:
1. Nhiệt độ lúc 9h là bào nhiêu?
A. 25°C B. 27°C
C. 29°C D. 30°C
2. Nhiệt độ 31°C vào lúc mấy giờ?
A. 7 giờ B. 9 giờ
C. 10 giờ D. 12 giờ
3. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ?
A. 18 giờ B. 7 giờ
C. 10 giờ D. 12 giờ
4. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ?
A. 18 giờ B. 16 giờ
C. 12 giờ D. 10 giờ
Phương pháp giải
Dựa vào bảng nhiệt độ được cho ở trên để xác định:
- Nhiệt độ lúc 9h
- Thời gian có nhiệt độ 31oC
- Thời gian có nhiệt độ thấp nhất, cao nhất
Hướng dẫn giải
1. Chọn B
2. Chọn D
3. Chọn B
4. Chọn C
6. Giải bài 22.6 trang 70 SBT Vật lý 6
Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC
Phương pháp giải
Dựa vào nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 35oC đến 42oC để giải thích
Hướng dẫn giải
Vì nhiệt kế y tế thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 35oC đến 42oC
7. Giải bài 22.7 trang 70 SBT Vật lý 6
Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng?
Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?
Phương pháp giải
Cần nắm được tác dụng của các loại nhiệt kế để xác định vật cần đo thích hợp.
Hướng dẫn giải
8. Giải bài 22.8 trang 70 SBT Vật lý 6
Chọn câu sai
Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo
A. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.
B. nhiệt độ của nước đá đang tan.
C. nhiệt độ khí quyển.
D. nhiệt độ cơ thể người.
Phương pháp giải
Dựa vào thang đo của nhiệt kế thủy ngân để xác định giới hạn đo, sau đó so sánh với nhiệt độ của các ý trên, từ đó chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn giải
Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo từ -10°C đến 110°C nên không thể đo nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động hàng ngàn độ được.
Chọn A
9. Giải bài 22.9 trang 71 SBT Vật lý 6
Hình vẽ nào trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc nước lạnh?
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: độ chỉ của nhiệt kế trong cốc nước nóng sẽ cao hơn so với nhiệt kế đựng vào cốc nước lạnh
Hướng dẫn giải
Vì khi đặt nhiệt kế 1 vào cốc đựng nước nóng thì độ chỉ của nhiệt kế sẽ cao hơn so với nhiệt kế 2 đựng vào cốc nước lạnh.
Chọn D
10. Giải bài 22.10 trang 71 SBT Vật lý 6
Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước?
A. vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu
B. vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100oC
C. vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ 100oC
D. vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều
Phương pháp giải
Căn cứ vào sự dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt của nước để giải thích
Hướng dẫn giải
Vì nước dãn nở vì nhiệt một cách rất đặc biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra. Chính sự dãn nở không đều đó nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.
Chọn D
11. Giải bài 22.11 trang 71 SBT Vật lý 6
GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế ở hình 22.2 là
A. 50oC và 1oC
B. 50oC và 2oC
C. từ 20oC đến 50oC và 1oC
D. từ -20oC đến 50oC và 1oC
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúngcần ghi nhớ:
- GHĐ là nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế
- ĐCNN là khoảng cách hai vạch gần nhất
Hướng dẫn giải
Vì GHĐ là nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 50oC còn ĐCNN là khoảng cách hai vạch gần nhất là 2oC.
Chọn B
12. Giải bài 22.12 trang 71 SBT Vật lý 6
Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của
A. nước sông đang chảy.
B. nước uống.
C. nước đang sôi.
D. nước đá đang tan.
Phương pháp giải
Dựa vào thang đo nhiệt độ của nhiệt kế và nhiệt độ vật cần đo để xác định xem vật có nhiệt độ đo vượt quá thang đo của nhiệt kế
Hướng dẫn giải
Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi vì nhiệt độ sôi của nước là 100oC lớn hơn GHĐ của nhiệt kế.
Chọn C
13. Giải bài 22.13 trang 72 SBT Vật lý 6
Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.
A. a, b, c, d. B. d, c, a, b.
C. d, c, b, a. D. b, a, c, d
Phương pháp giải
Cần nắm được các thao tác đo nhiệt độ cơ thể người để sắp xếp thứ tự của các bước trên
Hướng dẫn giải
Sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất là d, c, a, b tức là:
- Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.
- Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
- Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế
- Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ
Chọn B
14. Giải bài 22.14 trang 72 SBT Vật lý 6
Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà nội ghi được vào một ngày mùa đông
a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian ghi ở bảng trên. Lấy gốc trục nằm ngang (trục hoành) là 0 giờ và 1cm ứng với 2 giờ. Lấy gốc trục thẳng đúng (trục tung) là 10oC và 1cm ứng với 2oC
b. Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất trong ngày là vào lúc nào? Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày là bao nhiêu?
Phương pháp giải
a. Dựa vào số liệu được cho trong bảng để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian
b. Từ sơ đồ đã vẽ, điểm cao nhất và thấp nhất tương ứng là nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Từ đó, tính được độ chênh lệch nhiệt độ
Vận dụng các thao tác đo nhiệt độ cơ thể người.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ sơ đồ
b. Nhiệt độ thấp nhất lúc 22 giờ, Nhiệt độ cao nhất lúc 16 giờ
Độ chênh lệch nhiệt độ: 8oC
15. Giải bài 22.15 trang 72 SBT Vật lý 6
Trong một phòng thí nghiệm, người ta dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ ở ngoài trời, trong phòng và trong tủ có đặt đèn sấy. Hình 22.4 vẽ đường biểu diền sự biến thiên của nhiệt độ trong ngày.
a. Hãy dựa vào đường biểu diễn để xác định xem nhiệt độ ở đâu biến thiên nhiều nhất
b. Nếu coi nhiệt độ của tủ sấy và nhiệt độ cao hơn là thích hợp cho công việc thì trong ngày lúc nào có thể tắt đèn sấy?
Phương pháp giải
Dựa vào đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ trong ngày để xác định:
a) Đường biểu diễn có nhiệt độ biến thiên nhiều nhất
b) Khoảng thời gian có thể tắt đèn sấy
Hướng dẫn giải
a. Nhiệt độ ngoài trời biến thiên nhiều nhất.
b. Từ 12 giờ đến 18 giờ trong ngày có thể tắt đèn sấy.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở nhiệt
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ