Giải bài tập SBT Vật lý 10 Bài Đố vui chương V và VI: Chất khí - Cơ sở của nhiệt động lực học
Cùng eLib củng cố kiến thức và rèn luyện phương pháp giải bài tập về Chất khí và Cơ sở của nhiệt động lực học trong Bài Đố vui chương V và VI SBT Vật lý 10. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 83 SBT Vật lý 10
Tại sao đèn kéo quân ngừng quay ?
Vào dịp Tết Trung thu, chúng ta thường chơi đèn kéo quân (H.VI.2). Đèn kéo quân có thể coi là một động cơ nhiệt. Khi ngọn nến (hiện nay người ta thường thay nến bằng một bóng đèn điện dây tóc) được thắp sáng thì "tán" đèn quay kéo theo các "quân" treo vào tán đèn, tạo nên các hình bóng rất sinh động trên giấy bọc đèn.
Tuy nhiên nếu chúng ta bỏ đèn vào một hộp thuỷ tinh kín thì dù bóng đèn điện vần sáng, đèn cũng chỉ quay một thời gian ngắn rồi ngừng lại không quay nữa. Hãy sử dụng các nguyên lí của NĐLH để giải thích hiện tượng trên.
Phương pháp giải
Vận dụng đặc điểm của chất khí: Khi nóng lên, khí nở ra có thể sinh công
Hướng dẫn giải
Khi nến hoặc đèn điện được thắp sáng, nó truyền nhiệt cho không khí xung quanh. Không khí nóng lên, nở ra, thực hiện công làm quay tán đèn. Một phần nhiệt lượng không khí nhận được đã chuyển thành công cơ học, một phần truyền cho không khí lạnh hơn ở trên tán đèn. Như vậy đèn hoạt động với đầy đủ ba bộ phận : nguồn nóng (ngọn nến hoặc đèn điện) ; bộ phận phát động (tán đèn); nguồn lạnh (không khí trên tán đèn).
Nếu bỏ đèn kéo quân vào hộp thuỷ tinh kín và dùng bóng đèn điện để chạy đèn thì chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ không khí trong hộp đèn nóng lên. Đèn không còn nguồn lạnh nữa, nên theo nguyên lí II NĐLH thì đèn không hoạt động được.
2. Giải bài 2 trang 84 SBT Vật lý 10
"Quê em dù có gió Lào
Vừa khô, vừa nóng vẫn vào thăm em !"
Tại sao gió Lào (còn gọi là gió phơn) lại khô nóng? Hãy dùng các kiến thức đã học về các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí và các nguyên lí của NĐLH để trả lời câu hỏi trên.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được nội dung lí thuyết về chất khí và cơ sở của nhiệt động lực học
Hướng dẫn giải
Về mùa hè, gió Tây Nam thổi từ Lào sang gặp dãy Trường Sơn thì bốc lên cao. ơ trên cao áp suất thấp nên không khí nở ra. Khi không khí nở ra, thực hiện công làm nội năng của nó giảm, nghĩa là nhiệt độ giảm. Do nhiệt độ giảm nên hơi nước trong không khí ngưng tụ gây ra mưa ở sườn phía Tây dãy Trường Sơn I phía nước bạn Lào). Không khí trở nên khô ráo.
Không khí khô vượt qua dãy Trường Sơn tràn xuống một số tỉnh đồng bằng miền Trung. Ớ đồng bằng áp suất cao hơn nên không khí bị co lại. Khi bị co lại không khí nhận được công, làm nội năng tăng, nghĩa là nhiệt độ tăng.
⇒ Do đó không khí trở thành khô nóng rất khó chịu.
(Còn có một số nguyên nhân phụ khác nữa cũng góp phần làm cho gió Lào trở nên khô nóng)
3. Giải bài 3 trang 84 SBT Vật lý 10
Ô chữ.
Hàng ngang
1. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình không truyền nhiệt.
2. Có đơn vị là K.
3. Đặc trưng cho mức độ nóng lạnh.
4. Định luật khái quát nhất của Vật lí.
5. Tên của một dạng năng lượng có thể chuyển hoá thành nội năng.
6. Quá trình tuân theo định luật Sác-lơ.
7. Phần Vật lí nghiên cứu các hiện tượng nhiệt về mặt năng lượng.
Hàng dọc. Hãy tìm từ cùa hàng dọc trong ô in đậm.
Phương pháp giải
Sử dụng kiến thức về chất khí và cơ sở của nhiệt động lực học để giải ô chữ
Hướng dẫn giải
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài tập cuối chương VI: Cơ sở của nhiệt động lực học