Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SBT Lý 9 Bài 22 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tác dụng từ của dòng điện, từ trường. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 22.1 trang 50 SBT Vật lý 9
2. Giải bài 22.2 trang 50 SBT Vật lý 9
3. Giải bài 22.3 trang 50 SBT Vật lý 9
4. Giải bài 22.4 trang 50 SBT Vật lý 9
5. Giải bài 22.5 trang 50 SBT Vật lý 9
6. Giải bài 22.6 trang 51 SBT Vật lý 9
7. Giải bài 22.7 trang 51 SBT Vật lý 9
1. Giải bài 22.1 trang 50 SBT Vật lý 9
Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được những biểu hiện của sự tương tác giữa dòng điện và từ trường
Hướng dẫn giải
- Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được mắc song song với kim nam châm.
- Chọn đáp án B
2. Giải bài 22.2 trang 50 SBT Vật lý 9
Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?
Phương pháp giải
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó
Hướng dẫn giải
Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì pin còn điện.
3. Giải bài 22.3 trang 50 SBT Vật lý 9
Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh trái đất.
Phương pháp giải
Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
Hướng dẫn giải
- Ta có: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. Trong các không gian trên từ trường không tồn tại ở xung quanh điện tích đứng yên.
- Chọn đáp án C
4. Giải bài 22.4 trang 50 SBT Vật lý 9
Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?
Phương pháp giải
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó
Hướng dẫn giải
Có thể theo hai cách sau:
1. Cuốn dây thành cuộn. Đặt thanh sắt nhỏ trước cuộn dây đó. Nếu trong dây dẫn có dòng điện thì thanh sắt sẽ bị hút.
2. Đưa một đầu thanh nam châm lại gần dây dẫn căng thẳng, nếu có dòng điện chạy trong dây, dây sẽ bị rung (dao động)
5. Giải bài 22.5 trang 50 SBT Vật lý 9
Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm lại gần và song song với nó lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn.
Phương pháp giải
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
Hướng dẫn giải
- Để có thể kết luận kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường, Thì ta cần phải làm thí nghiệm với các dụng cụ. Nếu dòng điện làm cho kim nam châm lại gần và song song với nó lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu thì xung quanh dây dẫn có từ trường.
- Chọn đáp án C
6. Giải bài 22.6 trang 51 SBT Vật lý 9
Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng hút về hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở nơi đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức về từ trường để trả lời câu hỏi này
Hướng dẫn giải
- Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường, ta cần làm thí nghiệm với kim nam châm. Nếu đặt ở điểm đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam thì tại điểm đó có từ trường.
- Chọn đáp án B
7. Giải bài 22.7 trang 51 SBT Vật lý 9
Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Dùng ampe kế.
B. Dùng vônkế.
C. Dùng áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.
Phương pháp giải
Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường, ta cần làm thí nghiệm với kim nam châm
Hướng dẫn giải
- Người ta dùng kim nam châm có trục quay để nhận biết từ trường. Nếu đặt ở điểm đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam thì tại điểm đó có từ trường.
- Chọn đáp án D
8. Giải bài 22.8 trang 51 SBT Vật lý 9
Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là
A. Lực hấp dẫn.
B. Lực từ.
C. Lực điện.
D. Lực điện từ.
Phương pháp giải
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn bất kì đều gây ra tác dụng lực được gọi là lực từ
Hướng dẫn giải
- Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là lực từ.
- Chọn đáp án B
9. Giải bài 22.9 trang 51 SBT Vật lý 9
Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cực của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.
Phương pháp giải
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn bất kì đều gây ra tác dụng lực
Hướng dẫn giải
- Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây
- Chọn đáp án D
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 27: Lực điện từ
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 9 Bài 37: Máy biến thế