Giải bài tập SBT Vật Lí 12 Bài 20: Mạch dao động
Mời các em cùng eLib củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài về mạch dao động với tài liệu Hướng dẫn Giải bài tập SBT Vật lý 12 Bài 20. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 20.1 trang 53 SBT Vật lý 12
2. Giải bài 20.2 trang 53 SBT Vật lý 12
3. Giải bài 20.3 trang 53 SBT Vật lý 12
4. Giải bài 20.4 trang 53 SBT Vật lý 12
5. Giải bài 20.5 trang 54 SBT Vật lý 12
6. Giải bài 20.6 trang 54 SBT Vật lý 12
7. Giải bài 20.7 trang 54 SBT Vật lý 12
8. Giải bài 20.8 trang 55 SBT Vật lý 12
9. Giải bài 20.9 trang 55 SBT Vật lý 12
10. Giải bài 20.10 trang 55 SBT Vật lý 12
11. Giải bài 20.11 trang 55 SBT Vật lý 12
12. Giải bài 20.12 trang 55 SBT Vật lý 12
13. Giải bài 20.13 trang 55 SBT Vật lý 12
1. Giải bài 20.1 trang 53 SBT Vật lý 12
Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa
A. điện trường và từ trường.
B. điện áp và cường độ điện trường.
C. điện tích và dòng điện.
D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.
Phương pháp giải
Trong mạch dao động có sự biến thiên giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường
Hướng dẫn giải
- Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.
- Chọn D
2. Giải bài 20.2 trang 53 SBT Vật lý 12
Điện tích của một bản tụ điện trong một mạch dao động lí tưởng biến thiên theo thời gian theo hàm số q=q0cosωt. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch sẽ là i=I0cos(ωt+φ) với:
A. φ=0 B. φ=π/2
C. φ=−π/2 D. φ=π
Phương pháp giải
Sử dụng công thức i=q′
Hướng dẫn giải
- Ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {i = q' = ({q_0}\cos \omega t)'}\\ { = - {q_0}\omega \sin \omega t = {q_0}\omega \cos (\omega t + \frac{\pi }{2})}\\ { \Rightarrow \varphi = \frac{\pi }{2}rad} \end{array}\)
- Chọn B
3. Giải bài 20.3 trang 53 SBT Vật lý 12
Tích điện cho tụ điện C0 trong mạch điện vẽ sơ đồ Hình 20.1. Trong mạch điện sẽ xuất hiện dao động điện từ nếu dùng dây dẫn nối O với chốt nào?
A. Chốt 1 B. Chốt 2
C. Chốt 3 D. Chốt 4
Phương pháp giải
Mạch dao động điện từ bao gồm một tụ điện và cuộn cảm tạo thành mạch kín.
Hướng dẫn giải
- Trong mạch điện sẽ xuất hiện dao động điện từ nếu dùng dây dẫn nối O với chốt 3
- Mạch dao động điện từ bao gồm một tụ điện có điện có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L tạo thành mạch kín.
- Chọn C
4. Giải bài 20.4 trang 53 SBT Vật lý 12
Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 10pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 1mH. Tần số của dao động điện từ riêng trong mạch xấp xỉ bằng:
A. 19,8Hz B. 6,3.107Hz
C. 0,05Hz D. 1,6MHz
Phương pháp giải
Sử dụng công thức tính tần số:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \end{array}\)
Hướng dẫn giải
- Tần số:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ = \frac{1}{{2\pi \sqrt {{{10}^{ - 3}}{{.10.10}^{ - 12}}} }} \approx {1,6.10^6}Hz \end{array}\)
- Chọn D
5. Giải bài 20.5 trang 54 SBT Vật lý 12
Đồ thị nào trong Hình 20.2 biểu diễn sự biến thiên cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng theo thời gian, nếu lấy mốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện trong mạch?
A. Đồ thị a. B. Đồ thị b.
C. Đồ thị c. D. Không có đồ thị nào.
Phương pháp giải
- Biểu thức điện tích:
q=Q0cosωt
- Áp dụng biểu thức cường độ dòng điện:
i=I0cos(ωt+π/2)
Hướng dẫn giải
- Ta có q=Q0cosωt; i=I0cos(ωt+π/2)
- Khi tụ bắt đầu phóng điện:
q=Q0 ⇒ ωt = 0 ⇒ i= I0cos(0+π/2)= 0
- Chọn B
6. Giải bài 20.6 trang 54 SBT Vật lý 12
Sự biến thiên theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và của cường độ dòng điện i trong một mạch dao động lí tưởng được biểu diễn bằng các đồ thị q(t) (nét liền) và i(t) (nét đứt) trên cùng một hệ trục tọa độ [(q,i),t] ở Hình 20.3. Đồ thị nào đúng? Lấy mốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện trong mạch.
A. Đồ thị a. B. Đồ thị b.
C. Đồ thị c. D. Không có đồ thị nào.
Phương pháp giải
- Biểu thức điện tích:
q=Q0cosωt
- Biểu thức cường độ dòng điện:
i=I0cos(ωt+π/2)
Hướng dẫn giải
- Ta có q=Q0cosωt; i=I0cos(ωt+π/2)
- Chỉ có đồ thị c) thỏa mãn
- Chọn C
7. Giải bài 20.7 trang 54 SBT Vật lý 12
Tần số dao động riêng f của một mạch dao động lí tưởng phụ thuộc như thế nào vào điện dung C của tụ điện và độ tự cảm L của cuộn cảm trong mạch?
A. f tỉ lệ thuận với √L và √C.
B. f tỉ lệ nghịch với √L và √C.
C. f tỉ lệ thuận với √L và tỉ lệ nghịch √C.
D. f tỉ lệ nghịch với √L và tỉ lệ thuận √C.
Phương pháp giải
Dựa vào công thức tính tần số:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \end{array}\)
Hướng dẫn giải
- Ta có tần số:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \end{array}\)
- Suy ra f tỉ lệ nghịch với √L và √C.
- Chọn B
8. Giải bài 20.8 trang 55 SBT Vật lý 12
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung 0,1μF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là
A. 3.105 rad/s B. 105 rad/s
C. 4.105 rad/s D. 2.105 rad/s
Phương pháp giải
Sử dụng công thức tính tần số góc:
\(\begin{array}{l} \omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\\ \end{array}\)
Hướng dẫn giải
- Tần số góc:
\(\begin{array}{l} \omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\\ = \frac{1}{{\sqrt {{{10}^{ - 3}}{{.0,1.10}^{ - 6}}} }} = {10^5}(rad/s) \end{array}\)
- Chọn B
9. Giải bài 20.9 trang 55 SBT Vật lý 12
Một mạch dao động LC gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10−2/π(H) và một tụ điện có điện dung 10−10/π(F). Chu kì dao động điện từ riêng của mạch này bằng
A. 3.10−6s B. 4.10−6s
C. 2.10−6s D. 5.10−6s
Phương pháp giải
Sử dụng công thức tính chu kì:
\(\begin{array}{l} T = 2\pi \sqrt {LC} \\ \end{array}\)
Hướng dẫn giải
- Ta có chu kì:
\(\begin{array}{l} T = 2\pi \sqrt {LC} \\ = 2\pi \sqrt {\frac{{{{10}^{ - 2}}}}{\pi }.\frac{{{{10}^{ - 10}}}}{\pi }} = {2.10^{ - 6}}(s) \end{array}\)
- Chọn C
10. Giải bài 20.10 trang 55 SBT Vật lý 12
Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/π(mH) và tụ điện có điện dung 4/π(nF). Tần số dao động riêng của mạch là
A. 5π.105(Hz)
B. 2,5π.105(Hz)
C. 5π.106(Hz)
D. 2,5π.106(Hz)
Phương pháp giải
Sử dụng công thức tính tần số:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \end{array}\)
Hướng dẫn giải
Ta có tần số:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ = \frac{1}{{2\pi \sqrt {\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }.\frac{{{{4.10}^{ - 9}}}}{\pi }} }} = 250000Hz \end{array}\)
(Không có phương án nào)
11. Giải bài 20.11 trang 55 SBT Vật lý 12
Biểu thức của năng lượng điện trường trong tụ điện là W=Q2/2C. Năng lượng điện trường trong tụ điện của một mạch dao động biến thiên như thế nào theo thời gian?
A. Biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì 2T.
B. Biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì T.
C. Biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì T/2.
D. Không biến thiên điều hòa theo thời gian.
(T là chu kì biến thiên của điện tích của tụ điện).
Phương pháp giải
Trong mạch dao động, chu kỳ của năng lượng bằng 1/2 chu kì dao động
Hướng dẫn giải
- Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T′= T/2
- Chọn C
12. Giải bài 20.12 trang 55 SBT Vật lý 12
Tính chu kì dao động riêng của một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 200pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 0,02H.
Phương pháp giải
Sử dụng công thức tính chu kì:
\(\begin{array}{l} T = 2\pi \sqrt {LC} \\ \end{array}\)
Hướng dẫn giải
Ta có chu kì:
\(\begin{array}{l} T = 2\pi \sqrt {LC} \\ = 2\pi \sqrt {{{0,02.200.10}^{ - 12}}} = {1,25.10^{ - 5}}s \end{array}\)
13. Giải bài 20.13 trang 55 SBT Vật lý 12
Muốn mạch dao động có tần số dao động riêng là 1MHz, cần phải mắc một tụ điện có điện dung bao nhiêu fara với một cuộn cảm có độ tự cảm 0,1H?
Phương pháp giải
Dựa vào công thức tính tần số
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \end{array}\)
để tìm C
\({C = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}L}}}\)
Hướng dẫn giải
Điện dung của tụ là:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \Rightarrow C = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}L}} = \frac{1}{{4{\pi ^2}{{({{10}^6})}^2}.0,1}} = {0,25.10^{ - 12}}F \end{array}\)
14. Giải bài 20.14 trang 55 SBT Vật lý 12
Những mạch dao động trong các sơ đồ vô tuyến có điện dung vào cỡ 1nF và có tần số dao động riêng vào cỡ từ kHz đến MHz. Hỏi độ tự cảm của các mạch đó phải vào cỡ nào?
Phương pháp giải
- Tính L từ công thức tần số:
\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \Rightarrow L = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}C}}\)
- Tính L cho mỗi trường hợp f
⇒ L trong khoảng từ 2,5.10−5H đến 25H
Hướng dẫn giải
- Ta có tần số:
\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \Rightarrow L = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}C}}\)
- Khi f= 1kHz
\( \Rightarrow L = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}C}} = \frac{1}{{4{\pi ^2}{{({{10}^3})}^2}{{.10}^{ - 9}}}} = 25,3H\)
- Khi f= 1MHz
\(\Rightarrow L = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}C}} = \frac{1}{{4{\pi ^2}{{({{10}^6})}^2}{{.10}^{ - 9}}}} = {2,5.10^{ - 5}}H\)
- Độ tự cảm trong khoảng từ 2,5.10−5H đến 25H
15. Giải bài 20.15 trang 56 SBT Vật lý 12
Cuộn cảm của một mạch dao động có độ tự cảm 50μF; tụ điện của mạch có điện dung biến thiên được trong khoảng từ 60pF đến 240pF. Hỏi tần số dao động riêng của mạch có thể biến thiên trong phạm vi nào?
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính tần số:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \end{array}\)
Hướng dẫn giải
- Khi C= 60pF
\(\begin{array}{l} \Rightarrow f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ = \frac{1}{{2\pi \sqrt {{{50.10}^{ - 6}}{{.60.10}^{ - 12}}} }} = {2,9.10^6}Hz \end{array}\)
- Khi C= 240pF
\(\begin{array}{l} \Rightarrow f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ = \frac{1}{{2\pi \sqrt {{{50.10}^{ - 6}}{{.240.10}^{ - 12}}} }} = {1,45.10^6}Hz \end{array}\)
Vậy tần số dao động của mạch biến thiên từ 1,45.106Hz đến 2,9.106Hz
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 12 Bài 21: Điện từ trường
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 12 Bài 22: Sóng điện từ
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 12 Bài tập cuối chương 4: Dao động và sóng điện từ