Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
Hướng dẫn Giải bài tập bài 18 trong SBT Vật Lý 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện phương pháp giải bài tập về Cân bằng của một vật có trục quay cố định và momen lực. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 18.1 trang 43 SBT Vật lý 10
Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1 và F2 (H.18.1) Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC ?
A. 1 m. B. 2 m.
C. 3 m. D. 4 m.
Phương pháp giải
Sử dụng quy tắc momen lực:
\({M_3} + {M_1} = {M_2}\) để tìm OC với M=F.d
Hướng dẫn giải
- Ta có : lực \(\vec F_2\) làm vật quay theo chiều kim đồng hồ ; lực \(\vec F_1\) và \(\vec F_3\) làm vật quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
- Áp dụng qui tắc momen lực:
\({M_3} + {M_1} = {M_2}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {F_3}.OC + {F_1}.OA = {F_2}.OB\\ \Rightarrow 300.x + 50.2 = 200.5\\ \Rightarrow x = 3m \end{array}\)
- Chọn đáp án C
2. Giải bài 18.2 trang 43 SBT Vật lý 10
Một thanh đồng chất AB, có trọng lượng P1 = 10 N, đầu A được gắn với tường bằng một bản lề, còn đầu B được giữ yên nhờ một sợi dây nằm ngang buộc vào tường tại C. Một vật có trọng lượng P2 = 15 N, được treo vào đầu B của thanh (H. 18.2). Cho biết AC = 1 m ; BC = 0,6 m. Lực căng T2 và T1 của hai đoạn dây lần lượt là
A. 15 N ; 15 N. B. 15 N ; 12 N.
C. 12N; 12 N. D. 12 N ; 15 N.
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất: Tổng các lực có xu hướng làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ bằng tổng các lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ
Hướng dẫn giải
- Vật đứng yên: T1=P1=15N
- Thanh AB đứng yên với A làm trục quay
\(\begin{array}{l} {T_2} = {T_2}.0,6 + {P_1}.0,3\\ = 15.0,6 + 10.0,3 = 12N \end{array}\)
- Chọn đáp án B
3. Giải bài 18.3 trang 43 SBT Vật lý 10
Một thanh dài l = 1 m, khối lượng m = 1,5 kg. Một đầu thanh được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu kia được giữ bằng một dây treo thẳng đứng (H.18.3). Trọng tâm của thanh cách bản lề một đoạn d = 0,4 m. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của dây là:
A. 6 N. B. 5 N.
C.4N. D. 3 N.
Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc momen lực: P.OA=T.OB để tính lực căng dây T
Hướng dẫn giải
- Áp dụng qui tắc momen, ta có:
P.OA=T.OB
⇒ T=P.OA/OB
Mà OA/OB=d/ll(ta – lét)
⇒T=1,5.10.0,41=6N
- Chọn đáp án A
4. Giải bài 18.4 trang 44 SBT Vật lý 10
Một bàn đạp có trọng lượng không đáng kể, có chiều dài OA = 20 cm, quay dễ dàng quanh trục O nằm ngang (H.18.4). Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng lên bàn đạp tại điểm A một lực F vuông góc với bàn đạp và có độ lớn 20 N. Bàn đạp ở trạng thái cân bằng khi lò xo có phương vuông góc với OA và bị ngắn đi một đoạn 8 cm so với khi không bị nén. Lực của lò xo tác dụng lên bàn đạp và độ cứng của lò xo là
A. 40 N ; 50 N/m. B. 10 N ; 125 N/m.
C. 40 N ; 5 N/m. D. 40 N ;500 N/m.
Phương pháp giải
- Tìm lực đàn hồi theo công thức:
Fdh=F.OA/OC
- Áp dụng công thức:
\(\begin{array}{l} k = \frac{{{F_{dh}}}}{{{\rm{\Delta }}x}} \end{array}\) để tính độ cứng của lò xo
Hướng dẫn giải
- Áp dụng qui tắc momen, ta có:
Fdh.OC=F.OA
⇒Fdh=F.OA/OC=20.2=40N
- Lại có:
\(\begin{array}{l} {F_{dh}} = k.{\rm{\Delta }}x\\ \Rightarrow k = \frac{{{F_{dh}}}}{{{\rm{\Delta }}x}} = \frac{{40}}{{0,08}} = 500N/m \end{array}\)
- Chọn đáp án D
5. Giải bài 18.5 trang 44 SBT Vật lý 10
Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc a = 30°. Tính độ lớn của lực trong hai trường hợp :
a) Lực F vuông góc với tấm gỗ (H.18.5a).
b) Lực F hướng thẳng đứng lên trên (H.18.5b).
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(\begin{array}{l} Fl = P\frac{l}{2}\cos {a}\\ \end{array}\) để tính lực F trong từng trường hợp
Hướng dẫn giải
Áp dụng điều kiện cân bằng của thanh đối với trục quay tại điểm tiếp xúc với sàn ta có MF = MP
a. Độ lớn lực F là:
\(\begin{array}{l} Fl = P\frac{l}{2}\cos {30^0}\\ = > F = \frac{{P\sqrt 3 }}{4} = \frac{{200\sqrt 3 }}{4} = 86,6(N) \end{array}\)
b. Độ lớn lực F là:
\(\begin{array}{l} Fl\cos {30^0} = P\frac{l}{2}\cos {30^0}\\ = > F = \frac{P}{2} = 100(N) \end{array}\)
6. Giải bài 18.6 trang 44 SBT Vật lý 10
Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho ¼ chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn (H.18.6). Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt bằng bao nhiêu ?
Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc momen: MF = MP và công thức: M=F.d để tính lực F
Hướng dẫn giải
Coi mép bàn là trục quay O, ta có: MF = MP
\(\begin{array}{l} P\frac{l}{4} = F\frac{l}{4}\\ = > F = P = 40(N) \end{array}\)
7. Giải bài 18.7 trang 45 SBT Vật lý 10
Một thanh dài AO, đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc α = 30° (H.18.7). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
Phương pháp giải
Vận dụng quy tắc momen lực: MT = MP
⇒ tính lực căng dây theo công thức: T = P = mg
Hướng dẫn giải
- Áp dụng quy tắc momen lực, ta được
MT = MP
T.OH = P.OG
T.0,5.OA = P.0,5OA
=> T = P = mg = 1,0.10 = 10 N.
8. Giải bài 18.8 trang 45 SBT Vật lý 10
Một dây phơi căng ngang tác dụng một lực T1 = 200 N lên cột.
a) Tính lực căng T2 của dây chống. Biết góc α = 30° (H.18.8).
b) Tính áp lực của cột vào mặt đất. Bỏ qua trọng lực của cột.
Phương pháp giải
a. Tính lực căng dây theo công thức:
\({T_2} = \frac{{{T_1}}}{{\sin \alpha }}\)
b. Tính áp lực của cột vào mặt đất theo công thức:
\(F = {T_2}\cos \alpha\)
Hướng dẫn giải
a. Xét momen lực đối với trục quay O:
MT1 = MT2
\({T_2} = \frac{{{T_1}}}{{\sin \alpha }} = \frac{{200}}{{0,5}} = 400(N)\)
b. Hợp lực \(\vec F\) của hai lực \({\vec T_1}\) và \({\vec T_2}\) phải hướng dọc theo thanh vào O
\(F = {T_2}\cos \alpha = \frac{{400\sqrt 3 }}{2} = 346(N)\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài 22: Ngẫu lực
- doc Giải bài tập SBT Vật Lí 10 Bài tập cuối chương III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn