Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải chi tiết dễ hiểu, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 108 SBT Sinh học 9
2. Giải bài 2 trang 109 SBT Sinh học 9
3. Giải bài 3 trang 111 SBT Sinh học 9
4. Giải bài 4 trang 111 SBT Sinh học 9
5. Giải bài 9 trang 112 SBT Sinh học 9
6. Giải bài 11 trang 112 SBT Sinh học 9
7. Giải bài 1 trang 112 SBT Sinh học 9
8. Giải bài 2 trang 112 SBT Sinh học 9
9. Giải bài 3 trang 112 SBT Sinh học 9
10. Giải bài 4 trang 112 SBT Sinh học 9
11. Giải bài 5 trang 113 SBT Sinh học 9
12. Giải bài 6 trang 113 SBT Sinh học 9
13. Giải bài 7 trang 113 SBT Sinh học 9
14. Giải bài 8 trang 113 SBT Sinh học 9
15. Giải bài 9 trang 113 SBT Sinh học 9
1. Giải bài 1 trang 108 SBT Sinh học 9
Con người đã tác động tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội như thế nào?
Phương pháp giải
- Tác động của con người tới môi trường tự nhiên được xem xét trong 3 thời kì:
+ Thời kì nguyên thuỷ.
+ Thời kì xã hội nông nghiệp.
+ Thời kì xã hội công nghiệp.
Hướng dẫn giải
- Từ khi xuất hiện cho đến nay, con người luôn tác động trực tiếp tới môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, tuỳ từng thời kì và tương ứng với mức độ phát triển kinh tế - xã hội mà con người tác động tới môi trường tự nhiên có khác nhau về tính chất và quy mô.
Tác động của con người tới môi trường tự nhiên được xem xét trong 3 thời kì:
- Thời kì nguyên thuỷ:
+ Con người hoà đồng với thiên nhiên. Con người đã thừa hưởng các sản phẩm của tự nhiên bằng cách hái lượm và săn bắt động vật hoang dã.
+ Con người đã biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi và dồn bắt muông thú. Tác động đáng kể của các hoạt động này tới môi trường tự nhiên là đã làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn.
- Thời kì xã hội nông nghiệp:
+ Con người vẫn tiếp tục săn bắt động vật hoang dã nhưng đã biết trồng cây lương thực và biết chăn nuôi.
+ Con người đã chặt phá nhiều cánh rừng tự nhiên lấy đất trồng trọt, chăn nuôi và định cư. Do đó, đã làm mất đi nhiều cánh rừng rộng lớn, làm cho nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời kì này đã tạo ra được nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với lợi ích của con người và cũng từ đó đã tạo ra hệ sinh thái trồng trọt.
- Thời kì xã hội công nghiệp:
+ Con người đã chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp với việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghiệp khai khoáng phát triển và nền sản xuất nông nghiệp dần được cơ giới hoá...
+ Đồng thời với việc phát triển sản xuất, quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng. Do đó, con người cũng cần đất đai và đã làm mất đi nhiều cánh rừng rộng lớn và đất đai trồng trọt. Sự chuyển biến này đã tác động không nhỏ tới môi trường: làm giảm sút độ đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên... Tuy vậy, do nhận thức về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người nên trong thời kì này, con người đã và đang có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, khống chế dịch bệnh và tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt...
2. Giải bài 2 trang 109 SBT Sinh học 9
Tác động của con người tới môi trường tự nhiên là gì?
Phương pháp giải
- Tác động của con người tới môi trường:
+ Làm suy thoái môi trường tự nhiên.
+ Bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: Giáo dục ý thức con người, quản lí mức độ tăng dân số, bảo vệ rừng, khai thác hợp lí...
Hướng dẫn giải
- Làm suy thoái môi trường tự nhiên: Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người có nhiều hoạt động tác động tới môi trường tự nhiên như săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng lấy đất trồng trọt, lấy gỗ, lấy đất để phát triển đô thị, xây dựng nhà máy, khai thác khoáng sản, chiến tranh... Các hoạt động này đã tác động mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên, làm suy thoái môi trường tự nhiên: mất nhiều loài sinh vật, mất nhiều cánh rừng tự nhiên, mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật, gây ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, xói mòn... và dẫn tới mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, thay đổi khí hậu của Trái Đất.
- Bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, mặc dù con người có nhiều tác động tới môi trường gây nhiều hậu quả xấu nhưng càng ngày con người càng nhận thức rõ ràng vai trò sống còn của môi trường đối với cuộc sống của chính mình nên đã có nhiều hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường:
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Mọi người đều phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình.
+ Giảm tỉ lệ sinh để dân số không tăng quá nhanh.
+ Phục hồi và trồng rừng mới đồng thời với việc bảo vệ các cánh rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên tái sinh và không tái sinh).
+ Kiểm soát và giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Cải tạo, chọn lọc và tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt.
3. Giải bài 3 trang 111 SBT Sinh học 9
Trong thời kì nguyên thuỷ, khi con người biết dùng lửa đã tác động tới môi trường như thế nào?
Phương pháp giải
- Gây cháy rừng, làm suy thoái hệ sinh thái rừng, làm giảm số lượng loài sinh vật trên Trái Đất.
Hướng dẫn giải
- Trong thời kì nguyên thuỷ, con người khi biết dùng lửa để làm chín thức ăn và sưởi ấm, đặc biệt dùng lửa để săn bắt muông thú. Tuy nhiên con người cũng đã gây nên hậu quả là nhiều khu rừng nguyên sinh rộng lớn ở châu Phi, châu Á, châu Mĩ đã bị cháy trụi, không có khả năng tái sinh (những savan rộng lớn ở Đông Phi và những đồng cỏ ở Bắc Mĩ hiện là hậu quả của việc cháy rừng thời kì nguyên thuỷ), làm giảm số lượng loài sinh vật trên Trái Đất.
- Mặt khác thời kì nguyên thủy, con người không có khả năng dập các đám cháy rừng nên diện tích rừng cháy lan rộng và thời gian cháy lâu.
4. Giải bài 4 trang 111 SBT Sinh học 9
Trong xã hội nông nghiệp, khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt đã tác động tới môi trường như thế nào?
Phương pháp giải
- Diện tích rừng suy giảm, thu hẹp diện tích rừng, biến rừng thành khu dân cư, làm khô cằn và suy giảm độ màu mỡ của đất...
Hướng dẫn giải
- Trong xã hội nông nghiệp, con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Họ trồng ngũ cốc, đỗ, lạc vừng, một số cây ăn quả, các loại rau..., họ chăn nuôi một số gia súc, chủ yếu là chó, dê, cừu, bò...
- Nền nông nghiệp phát triển đã đem lại một lượng lương thực, thực phẩm dồi dào hơn thời kì nguyên thuỷ và đồng hành với điều đó là dân số gia tăng.
- Sự phát triển này đã:
+ Dẫn con người tới việc chặt phá rừng, đốt rừng để lấy đất canh tác và chăn thả gia súc. Một số rừng nguyên sinh và nhiều diện tích rừng bị biến thành đất trồng trọt và bãi chăn thả gia súc. Diện tích rừng bị thu hẹp không ít.
+ Hoạt động cày xới đất trồng trọt đã làm thay đổi đất và nước tầng mặt, gây ra nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
+ Cùng với sự phát triển chăn nuôi và trồng trọt, con người đã sống định cư và do đó nhiều diện tích rừng bị biến thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy, ở thời kì này, tác động của con người vào tự nhiên còn yếu so với thời kì sau.
5. Giải bài 9 trang 112 SBT Sinh học 9
Hãy nêu một số hoạt động của con người gây những hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên và nêu những hậu quả đó.
Phương pháp giải
- Một số hoạt động gây hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên: Hái lượm, săn bắn động vật, đốt rừng...
- Hậu quả: Cháy rừng, hạn hán, ô nhiễm môi trường...
Hướng dẫn giải
- Những hoạt động của con người gây hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên:
+ Hái lượm
+ Săn bắt động vật hoang dã
+ Đốt rừng lấy đất trồng trọt, chặt cây rừng lấy gỗ
+ Chăn thả gia súc
+ Khai thác khoáng sản
+ Phát triển nhiều khu dân cư, khu công nghiệp...
+ Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày
+ Chiến tranh
+ ...
- Những hậu quả gây ra:
+ Cháy rừng, hạn hán, lũ lụt
+ Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật
+ Xói mòn và thoái hoá đất
+ Ô nhiễm môi trường
+ Mất cân bằng sinh thái
+ ...
Như vậy, có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên.
6. Giải bài 11 trang 112 SBT Sinh học 9
Vai trò của thảm thực vật trong tự nhiên là gì?
Phương pháp giải
- Vai trò của thảm thực vật trong tự nhiên: Cung cấp thức ăn, nơi ở cho động vật, chống xói mòn...
Hướng dẫn giải
- Trong tự nhiên, thảm thực vật được coi là lá phổi sống của hành tinh chúng ta vì thảm thực vật có vai trò:
+ Điều hoà khí hậu và lượng mưa, làm trong sạch không khí.
+ Chống xói mòn, sạt lở đất, duy trì nước ngầm, chống hạn hán và lũ lụt.
+ Cung cấp thức ăn, chỗ ở cho động vật.
+ Điều hoà lượng ôxi trong khí quyển.
7. Giải bài 1 trang 112 SBT Sinh học 9
Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người đã tác động tới môi trường qua những thời kì nào?
A. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì, xã hội nông nghiệp.
B. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
C. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội công nghiệp.
D. Thời kì nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
Phương pháp giải
- Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người đã tác động tới môi trường qua những thời kì: Thời kì nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
8. Giải bài 2 trang 112 SBT Sinh học 9
Hoạt động nào của con người trong thời kì nguyên thuỷ có tác động chủ yếu đến môi trường tự nhiên?
A. Hái lượm.
B. Dùng lửa để làm chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi và săn bắt động vật hoang dã.
C. Chiến tranh.
D. Cả B và C.
Phương pháp giải
- Hoạt động nào của con người trong thời kì gùng lửa để làm chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi và săn bắt động vật hoang dã.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
9. Giải bài 3 trang 112 SBT Sinh học 9
Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào?
A. Thời kì nguyên thuỷ.
B. Thời kì xã hội nông nghiệp.
C. Thời kì xã hội công nghiệp.
D. Cả A và B.
Phương pháp giải
- Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì xã hội công nghiệp.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
10. Giải bài 4 trang 112 SBT Sinh học 9
Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã là hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì
A. nguyên thuỷ.
B. xã hội nông nghiệp.
C. xã hội công nghiệp.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã là hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì nguyên thuỷ.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
11. Giải bài 5 trang 113 SBT Sinh học 9
Con người biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc được bắt đầu vào thời kì
A. nguyên thuỷ.
B. xã hội nông nghiệp.
C. xã hội công nghiệp.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Con người biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc được bắt đầu vào thời kì xã hội nông nghiệp.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
12. Giải bài 6 trang 113 SBT Sinh học 9
Nhiều vùng rừng bị chuyển thành các khu định cư của con người và khu sản xuất nông nghiệp là hiện tượng bắt đầu diễn ra vào thời kì
A. nguyên thuỷ.
B. xã hội nông nghiệp.
C. xã hội công nghiệp.
D. cả A, B và C
Phương pháp giải
- Nhiều vùng rừng bị chuyển thành các khu định cư của con người và khu sản xuất nông nghiệp là hiện tượng bắt đầu diễn ra vào thời kì xã hội nông nghiệp.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
13. Giải bài 7 trang 113 SBT Sinh học 9
Điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là
A. thế kỉ XV.
B. thế kỉ XVI.
C. thế kỉ XVII.
D. thế kỉ XVIII.
Phương pháp giải
- Điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là thế kỉ XVIII.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
14. Giải bài 8 trang 113 SBT Sinh học 9
Trong thời đại văn minh công nghiệp, hoạt động nào sau đây tác động đến môi trường?
A. Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.
B. Công nghiệp khai khoáng, sản xuất hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu.
C. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Trong thời đại văn minh công nghiệp các hoạt động tác động đến môi trường:
+ Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.
+ Công nghiệp khai khoáng, sản xuất hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
15. Giải bài 9 trang 113 SBT Sinh học 9
Các giống vật nuôi, cây trồng được con người tích luỹ, lai tạo và nhân giống trong thời kì
A. nguyên thuỷ.
B. xã hội nông nghiệp.
C. xã hội công nghiệp.
D. cả B và C.
Phương pháp giải
- Các giống vật nuôi, cây trồng được con người tích luỹ, lai tạo và nhân giống trong thời kì xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
16. Giải bài 10 trang 114 SBT Sinh học 9
Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là gì?
A. Phá huỷ thảm thực vật.
B. Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới.
C. Săn bắn nhiều loài động vật.
D. Phục hồi và trồng rừng mới.
Phương pháp giải
- Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
17. Giải bài 12 trang 114 SBT Sinh học 9
Phá rừng lấy gỗ, lấy đất trồng trọt, chăn nuôi, lấy đất dịnh cư và quá trình đô thị hoá đã dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Làm mất đi nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của động vật.
B. Gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, thay đổi khí hậu.
C. Làm nguồn nước bị cạn kiệt, gây xói mòn, thoái hoá đất, gây lũ lụt...
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Phá rừng lấy gỗ, lấy đất trồng trọt, chăn nuôi, lấy đất dịnh cư và quá trình đô thị hoá đã dẫn tới hậu quả:
+ Làm mất đi nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của động vật.
+ Gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, thay đổi khí hậu.
+ Làm nguồn nước bị cạn kiệt, gây xói mòn, thoái hoá đất, gây lũ lụt.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)