Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật
eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải dễ hiểu giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 89 SBT Sinh học 9
2. Giải bài 3 trang 89 SBT Sinh học 9
3. Giải bài 1 trang 94 SBT Sinh học 9
4. Giải bài 2 trang 94 SBT Sinh học 9
5. Giải bài 3 trang 94 SBT Sinh học 9
6. Giải bài 1 trang 96 SBT Sinh học 9
7. Giải bài 2 trang 96 SBT Sinh học 9
8. Giải bài 3 trang 96 SBT Sinh học 9
9. Giải bài 4 trang 96 SBT Sinh học 9
10. Giải bài 5 trang 97 SBT Sinh học 9
11. Giải bài 6 trang 97 SBT Sinh học 9
12. Giải bài 7 trang 97 SBT Sinh học 9
13. Giải bài 8 trang 97 SBT Sinh học 9
14. Giải bài 9 trang 97 SBT Sinh học 9
1. Giải bài 1 trang 89 SBT Sinh học 9
Quần thể sinh vật là gì?
Phương pháp giải
- Xem khái niệm quần thể sinh vật.
Hướng dẫn giải
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
2. Giải bài 3 trang 89 SBT Sinh học 9
Vẽ sơ đồ 3 dạng tháp tuổi của quần thể.
Phương pháp giải
- Xem sơ đồ 3 dạng tháp tuổi của quần thể.
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 1 trang 94 SBT Sinh học 9
Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh mật độ của quần thể.
Phương pháp giải
- Dựa vào sự thay đổi điều kiện của môi trường sống như: Khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, kẻ thù
+ Điều kiện thuận lợi → quần thể tăng.
+ Điều kiện bất lợi → quần thể giảm.
Hướng dẫn giải
- Các điều kiện của môi trường sống luôn ảnh hưởng tới quần thể như: Khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, kẻ thù... và do đó làm mật độ quần thể thay đổi.
- Khi các điều kiện môi trường thuận lợi như khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở nhiều... thì số lượng cá thể của quần thể tăng tức là mật độ quần thể tăng.
- Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể quần thể tăng quá cao vượt quá khả năng chịu đựng của không gian sống, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở chật chội... thì sự cạnh tranh sẽ khiến nhiều cá thể sẽ bị chết hoặc xuất cư đi nơi khác. Do vậy, mật độ quần thể lại trở về mức cân bằng.
- Như vậy, mật độ quần thể là một chỉ số sinh học quan trọng thể hiện sự cân bằng giữa khả năng sinh sản của quần thể với sức chịu đựng của môi trường: Số lượng cá thể của quần thể ổn định và nhu cầu sử dụng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
4. Giải bài 2 trang 94 SBT Sinh học 9
- Những tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể ? Những tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể?
+ Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.
+ Tập hợp các con voi trong vườn Bách thú. Hà Nội.
+ Tập hợp các con cá mè thuộc cùng một loài trong ao đình.
+ Tập hợp các con chim công trong vườn Bách thú, Hà Nội.
+ Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.
+ Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú, Hà Nội.
+ Tập hợp các con gà nuôi trong một hộ gia đình.
+ Các cây lúa thuộc cùng một loài trên một cánh đồng lúa rộng mênh mông.
Phương pháp giải
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Hướng dẫn giải
- Những tập hợp sinh vật là quần thể:
+ Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.
+ Tập hợp các con cá mè thuộc cùng một loài trong ao đình.
+ Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.
+ Các cây lúa thuộc cùng một loài trên một cánh đồng lúa rộng mênh mông.
- Những tập hợp sinh vật không phải là quần thể:
+ Tập hợp các con voi trong vườn Bách thú, Hà Nội.
+ Tập hợp các con chim công trong vườn Bách thú, Hà Nội.
+ Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú, Hà Nội.
+ Tập hợp các con gà nuôi trong một hộ gia đình.
5. Giải bài 3 trang 94 SBT Sinh học 9
Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là gì?
Phương pháp giải
- Xem khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể.
Hướng dẫn giải
- Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là trạng thái trong đó số lượng cá thể của quần thể ổn định và nhu cầu sử dụng nguồn sống của sinh vật phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.
6. Giải bài 1 trang 96 SBT Sinh học 9
Quần thể là gì?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
B. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
C. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở các thời điểm khác nhau và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Phương pháp giải
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
7. Giải bài 2 trang 96 SBT Sinh học 9
Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa khi lúa đang ở thời kì trổ bông. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra những chuột con. Số lượng chuột con phụ thuộc vào lượng thức ăn trên cánh đồng và phụ thuộc vào những kẻ săn mồi.
Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên là
A. một quần thể.
B. một quần xã.
C. một hệ sinh thái.
D. một đàn chuột.
Phương pháp giải
- Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên là một quần thể
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
8. Giải bài 3 trang 96 SBT Sinh học 9
Dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính.
B. Mật độ.
C. Độ nhiều.
D. Thành phần nhóm tuổi.
Phương pháp giải
- Độ nhiều không phải là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể mà là của quần xã.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
9. Giải bài 4 trang 96 SBT Sinh học 9
Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ nhiều.
B. mật độ, thành phần nhóm tuổi và độ đa dạng.
C. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ thường gặp.
D. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ.
Phương pháp giải
- Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
10. Giải bài 5 trang 97 SBT Sinh học 9
Căn cứ để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật có phải là một quần thể hay không là
A. có cùng loài hay không.
B. có cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định hay không.
c. có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới hay không.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Dấu hiệu để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật nào đó có phải là một quần thể hay không là:
+ Cùng một loài.
+ Cùng sinh sống trong một không gian nhất định.
+ Vào một thời điểm nhất định.
+ Các cá thể trong tập hợp có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
11. Giải bài 6 trang 97 SBT Sinh học 9
"Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Không của nhóm nào.
Phương pháp giải
"Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của Nhóm tuổi trước sinh sản.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
12. Giải bài 7 trang 97 SBT Sinh học 9
"Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Cả B và C.
Phương pháp giải
- "Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi sau sinh sản.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
13. Giải bài 8 trang 97 SBT Sinh học 9
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi
A. theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.
B. phụ thuộc vào nguồn sống (thức ăn, nơi ở...).
C. phụ thuộc vào những biến động bất thường của môi trường và những kẻ săn mồi.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật, phụ thuộc vào nguồn sống (thức ăn, nơi ở...), phụ thuộc vào những biến động bất thường của môi trường và những kẻ săn mồi.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
14. Giải bài 9 trang 97 SBT Sinh học 9
Ý nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
A. Nhóm cá thể cùng loài trong cùng một không gian sống vào một thời điểm nhất định.
B. Nhóm sinh vật được tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.
C. Có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới.
D. Có quan hệ với môi trường sống.
Phương pháp giải
- Nhóm sinh vật được tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời không đúng với khái niệm quần thể.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
15. Giải bài 11 trang 98 SBT Sinh học 9
Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ
A. giảm
B. ổn định.
C. tăng.
D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.
Phương pháp giải
- Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ tăng.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
16. Giải bài 13 trang 98 SBT Sinh học 9
Các cá thể trong một quần thể động vật có vú (thú) cạnh tranh với nhau
A. về thức ăn
B. về chỗ ở.
C. con cái giữa các con đực
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Các cá thể trong một quần thể động vật có vú (thú) cạnh tranh với nhau về thức ăn, chỗ ở và cạnh tranh giao phối.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 48: Quần thể người
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 49: Quần xã sinh vật
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái