Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

1. Giải bài 4 trang 71 SBT Sinh học 9

Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật.

Phương pháp giải

- Mỗi nhân tố sinh thái có đều có bản chất riêng và sinh vật phản ứng lại tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau là khác nhau. Thậm chí ngay đối với một nhân tố sinh thái, sự phản ứng của sinh vật còn tuỳ thuộc vào cường độ, phương thức tác động, thời gian tác động... của nhân tố sinh thái đó.

Hướng dẫn giải

- Về ảnh hưởng của nhiệt độ:

+ Nhìn chung nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật và các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau đối với tác động của nhiệt độ.

+ Trong tự nhiên, đa số các loài sống được trong khoảng nhiệt độ 0 - 50°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. Trong tự nhiên, có loài chỉ sống được ở nơi ấm áp, có loài chỉ sống được ở nơi giá lạnh.

+ Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ. Nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến sinh vật, đến các đặc điểm hình thái, sinh lí của chúng.

- Ví dụ:

+ Với thực vật: Ở vùng nóng, lá cây thường có tầng cutin dày để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ lên cao, ở vùng ôn đới, cây thường rụng lá về mùa đông làm giảm tối đa diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Với động vật: Ở vùng nóng, thú thường có lông ngắn, thưa và kích thước tai và đuôi lớn. Còn ở vùng lạnh thì ngược lại, thú thường có lông dài, dày và kích thước tai và đuôi nhỏ.

- Căn cứ vào sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ môi trường, người ta chia sinh vật thành hai nhóm: Sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiột độ môi trường) và sinh vật hằng nhiệt (có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường).

- Về ảnh hưởng của ánh sáng:

+ Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng để sưởi ấm Trái Đất và là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật vì: Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho động vật và con người.

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản cũng như sự phân bố của sinh vật.

2. Giải bài 8 trang 75 SBT Sinh học 9

Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào?

Phương pháp giải

- Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của sinh vật hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự biến đổi của các nhân tố khác như: Lượng mưa, băng tuyết, độ ẩm, gió...

Hướng dẫn giải

- Ở những vùng giá lạnh, khi mùa đông tới, nhiệt độ hạ rất thấp đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của động vật. Để tránh rét, nhiều loài động vật có tập tính ngủ đông. Khi đó, thân nhiệt giảm, tiêu hao năng lượng hạn chế tới mức tối đa...

- Ví dụ: Hiện tượng ngủ đông của gấu phương bắc khi mùa đông tới.

3. Giải bài 9 trang 75 SBT Sinh học 9

Trong 2 nhóm, động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm động vật nào có khả năng phân bố rộng hơn? Tại sao?

Phương pháp giải

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động sống của động vật: Tốc độ chuyển hóa, sức chống chịu với môi trường.

Hướng dẫn giải

- Căn cứ vào sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường, người ta chia sinh vật thành hai nhóm: sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường) và sinh vật hằng nhiệt (có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường).

- Nhóm động vật hằng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn vì chúng có khả năng điều hoà thân nhiệt.

4. Giải bài 10 trang 78 SBT Sinh học 9

Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là

A. 2°C.

B. 5°C.

C. 30°C.

D. 42°C.

Phương pháp giải

- Dựa vào sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi.

Hướng dẫn giải

- Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là 5°C.

  • Chọn B.

5. Giải bài 11 trang 78 SBT Sinh học 9

Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là

A. 2°C.

B. 5°C.

C. 30°C.

D. 42°C.

Phương pháp giải

- Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là 30°C.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

6. Giải bài 12 trang 78 SBT Sinh học 9

Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam là

A. 5°C đến 30°C

B. 30°C đến 42°C.

C. 2°C đến 45°C.

D. 5°C đến 42°C.

Phương pháp giải

- Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam là 5°C đến 42°C.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

7. Giải bài 13 trang 78 SBT Sinh học 9

Mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam như thế nào khi nhiệt độ tăng dần từ điểm gây chết dưới đến điểm cực thuận?

A. Tăng dần.

B. Giảm dần.

c. Không tăng.

D Không giảm.

Phương pháp giải

- Mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam tăng dần khi nhiệt độ tăng dần từ điểm gây chết dưới đến điểm cực thuận.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

8. Giải bài 14 trang 78 SBT Sinh học 9

Cá rô phi ở Việt Nam có thể chết

A. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 30°C.

B. trong khoảng nhiệt độ từ 30°C đến 42°C.

C. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C.

D. khi nhiệt độ thấp hơn 5°C và lớn hơn 42°C.

Phương pháp giải

- Cá rô phi ở Việt Nam có thể chết khi nhiệt độ thấp hơn 5°C và lớn hơn 42°C.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

9. Giải bài 22 trang 80 SBT Sinh học 9

Dựa vào khả năng giữ nhiệt độ ổn định của cơ thể, động vật được chia thành mấy nhóm và là những nhóm nào?

A. Một nhóm - Nhóm động vật biến nhiệt.

B. Một nhóm - Nhóm động vật hằng nhiệt. 

C. Hai nhóm - Nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt.

D. Ba nhóm: A, B và nhóm trung gian.

Phương pháp giải

- Dựa vào khả năng giữ nhiệt độ ổn định của cơ thể, động vật được chia thành mấy nhóm và là những nhóm: Hai nhóm - Nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

10. Giải bài 23 trang 80 SBT Sinh học 9

Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn động vật biến nhiệt?

A. Cá chép, thằn lằn, hổ, gà.

B. Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên.

C. Báo, gấu, chim bồ câu, đại bàng.

D. Sư tử, hươu, nai, trâu.

Phương pháp giải

- Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên là động vật biến nhiệt.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

11. Giải bài 25 trang 80 SBT Sinh học 9

Trong số động vật có xương sống, lớp động vật nào có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư.

B. Lớp Bò sát.

C. Lớp Chim, lớp Thú.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Lớp Cá, lớp Lưỡng cư,lớp Bò sát có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

12. Giải bài 26 trang 80 SBT Sinh học 9

Trong số động vật có xương sống, lớp động vật thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?

A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư

B. Lớp Bò sát 

C. Lớp Chim, lớp Thú

D. Cả A và B

Phương pháp giải

- Lớp Chim, lớp Thú là lớp động vật thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

13. Giải bài 27 trang 80 SBT Sinh học 9

Ếch nhái là động vật sống ở

A. nơi khô ráo.

B. nơi hoang mạc.

C. nơi ẩm ướt.

D. tất cả các nơi.

Phương pháp giải

- Ếch nhái là động vật sống ở nơi ẩm ướt.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

14. Giải bài 28 trang 81 SBT Sinh học 9

Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào?

A. Một nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm.

B. Một nhóm - Nhóm động vật ưa khô.

C. Hai nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm và nhóm động vật ưa khô.

D. Ba nhóm: A, B và nhóm trung gian.

Phương pháp giải

- Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành: Hai nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm và nhóm động vật ưa khô.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

15. Giải bài 29 trang 81 SBT Sinh học 9

Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.

C. Không có nhóm nào cả.

D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Phương pháp giải

- Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

16. Giải bài 40 trang 83 SBT Sinh học 9

Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì?

A. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ

B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng

C. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm

D. Hạn chế sự thoát hơi nước

Phương pháp giải

- Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.
Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM