Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 15: ADN
eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Đại số 11 Chương 3 Bài 15: ADN được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp hướng dẫn giải cụ thể dễ hiểu, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 38 SBT Sinh học 9
2. Giải bài 1 trang 39 SBT Sinh học 9
3. Giải bài 2 trang 39 SBT Sinh học 9
4. Giải bài 3 trang 39 SBT Sinh học 9
5. Giải bài 1 trang 40 SBT Sinh học 9
6. Giải bài 3 trang 40 SBT Sinh học 9
7. Giải bài 4 trang 40 SBT Sinh học 9
8. Giải bài 5 trang 41 SBT Sinh học 9
9. Giải bài 6 trang 41 SBT Sinh học 9
10. Giải bài 11 trang 42 SBT Sinh học 9
11. Giải bài 12 trang 42 SBT Sinh học 9
12. Giải bài 13 trang 42 SBT Sinh học 9
13. Giải bài 14 trang 42 SBT Sinh học 9
14. Giải bài 15 trang 42 SBT Sinh học 9
15. Giải bài 16 trang 43 SBT Sinh học 9
16. Giải bài 17 trang 43 SBT Sinh học 9
17. Giải bài 18 trang 43 SBT Sinh học 9
18. Giải bài 19 trang 43 SBT Sinh học 9
19. Giải bài 21 trang 43 SBT Sinh học 9
20. Giải bài 22 trang 43 SBT Sinh học 9
1. Giải bài 1 trang 38 SBT Sinh học 9
Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó có 900A.
1. Xác định chiều dài của gen.
2. Số nuclêôtit từng loại của gen là bao nhiêu?
3. Khi gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào bao nhiêu nuclêôtit?
Phương pháp giải
1. Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
- Trong đó L là chiều dài gen, N là tổng số Nu của gen.
2. Dựa vào nguyên tắc bổ sung: A=T , G=X
3. Gen tự nhân đôi 1 lần thì số Nu môi trường cung cấp bằng số Nu của gen đó
Hướng dẫn giải
1. Chiều dài của gen là: \(L = \frac{N}{2}x3.4 = \frac{3000}{2} x 3.4 = 5100Å\)
2. Số nuclêôtit từng loại của gen:
A = T = 900 nuclêôtit
G = X= (3000:2) - 900 = 600 nuclêôtit
3. Khi gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 3000 nuclêôtit
2. Giải bài 1 trang 39 SBT Sinh học 9
Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen.
1. Xác định chiều dài của gen B.
2. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Xác định:
Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng.
Phương pháp giải
1. Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
- Trong đó L là chiều dài gen, N là tổng số Nu của gen.
2. Số gen được tạo ra sau k lần liên tiếp là \(2^k\)
- Theo nguyên tắc bổ sung lập hệ phương trình giải để tìm số Nu của gen.
Hướng dẫn giải
1. Chiều dài của gen B là \(L = \frac{N}{2}x3.4 = \frac{2400}{2} x 3.4 = 4080Å\)
2. A = T = 7680 nuclêôtit G = X = 1920 nuclêôtit.
3. Giải bài 2 trang 39 SBT Sinh học 9
Gen B dài 5100 Ả, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen.
1. Xác định số nuclêôtit của gen B.
2. Số nuclêôtit từng loại của gen B là bao nhiêu?
Phương pháp giải
1. Áp dụng công thức tính chiều dài gen: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
- Trong đó L là chiều dài của gen, N là tổng số Nu.
2. Dựa vào nguyên tắc bổ sung và đề bào lập hệ giải tìm ra số Nu từng loại.
Hướng dẫn giải
1. Áp dụng công thức tính chiều dài gen: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
Số Nu của Gen B dài 5100 Ả là N= 3000 nuclêôtit
2. A = T = 900, G = X = 600
Theo nguyên tắc bổ sung ta có A=T mà A+T=1800, suy ra A=T=900, G=X=600
4. Giải bài 3 trang 39 SBT Sinh học 9
Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000G.
1. Xác định số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN.
2. Xác định chiều dài của phân tử ADN.
Phương pháp giải
1. 10 cặp nu có 20 nu => tổng số Nu, nguyên tắc bổ sung A=T, G=X.
2. Áp dụng công thức tính chiều dài gen: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
Hướng dẫn giải
1. Vì 1 vòng xoắn của ADN có 10 cặp= 20 Nu => tổng số Nu= 100.000 x 20= 2.000.000 Nu
Theo nguyên tắc bổ sung G=X= 400000Nu, A=T= 600000Nu.
2. Chiều dài của phân tử ADN: 3400000Å.
5. Giải bài 1 trang 40 SBT Sinh học 9
Tham gia vào cấu trúc của ADN có các bazơ nitric nào?
A. Ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và uraxin (U).
B. Guanin (G), xitôzin (X), ađênin (A), uraxin (U).
C. Ađênin (A), timin (T), uraxin (U), guanin (G).
D. Ađênin (A), timin (T), guanin (G), xitôzin (X).
Phương pháp giải
- ADN được cấu tạo từ các bazơ nitơ: A, T, G, X.
Hướng dẫn giải
- Tham gia vào cấu trúc của ADN có Ađênin (A), timin (T), guanin (G), xitôzin (X).
- Chọn D.
6. Giải bài 3 trang 40 SBT Sinh học 9
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là
A. glucôzơ.
B. axit amin
C. nuclêôtit.
D. axit béo.
Phương pháp giải
- glucôzơ đơn phân cấu tạo của các polysacarit
- axit amin đơn phân cấu tạo prôtêin
- nuclêôtit đơn phân cấu tạo ADN
- axit béo đơn phân cấu tạo lipit.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
7. Giải bài 4 trang 40 SBT Sinh học 9
Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng cùa ADN, yếu tố nào là quyết định nhất?
A. Cấu trúc xoắn kép của ADN.
B. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. Số lượng các nuclêôtit.
D. Cấu trúc không gian của ADN.
Phương pháp giải
- Xem cấu trúc của ADN.
Hướng dẫn giải
Trật tự sắp xếp các nuclêôtit là quyết định nhất
- Chọn B.
8. Giải bài 5 trang 41 SBT Sinh học 9
Yếu tố nào cần và đủ để quy định tính đặc thù của phân tử ADN?
A. Số lượng các nuclêôtit.
B. Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.
C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
D. Cấu trúc không gian của ADN.
Phương pháp giải
Trật tự sắp xếp các nuclêôtit quy định tính đặc thù các phân tử ADN.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
9. Giải bài 6 trang 41 SBT Sinh học 9
ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do
A. sự trùng hợp một loại đơn phân.
B. sự trùng hợp hai loại đơn phân.
C. sự trùng hợp ba loại đơn phân.
D. sự trùng hợp bốn loại đơn phân.
Phương pháp giải
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do sự sắp xếp các đơn phân A, T, G, X.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
10. Giải bài 11 trang 42 SBT Sinh học 9
ADN có 4 loại đơn phân với tác dụng
A. hình thành cấu trúc hai mạch.
B. tạo nên sự kết cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch.
C. tạo ra tính chất bổ sung giữa hai mạch.
D. tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền.
Phương pháp giải
- ADN có 4 loại đơn phân với tác dụng tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
11. Giải bài 12 trang 42 SBT Sinh học 9
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là
A.A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết U, G liên kết với X.
D. A liên kết X, G liên kết với T.
Phương pháp giải
- Nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X.
Hướng dẫn giải
- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là A liên kết với T, G liên kết với X.
- Chọn A.
12. Giải bài 13 trang 42 SBT Sinh học 9
Trong chu kì tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở
A. kì trung gian.
B. kì đầu.
C. kì giữa.
D. kì sau.
Phương pháp giải
- Trong chu kì tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở kì trung gian.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
13. Giải bài 14 trang 42 SBT Sinh học 9
Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. trên mỗi mạch ADN con có đoạn của ADN mẹ, có đoạn được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường
Phương pháp giải
- Xem nguyên tắc bán bảo toàn
Hướng dẫn giải
- Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
- Chọn C.
14. Giải bài 15 trang 42 SBT Sinh học 9
Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách
A. ngẫu nhiên.
B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó.
C. dựa trên nguyên tắc bổ sung.
D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ nitric có kích thước bé.
Phương pháp giải
- Dựa theo nguyên tắc bổ sung.
Hướng dẫn giải
- Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách dựa trên nguyên tắc bổ sung.
- Chọn C.
15. Giải bài 16 trang 43 SBT Sinh học 9
Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng
A. đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
B. sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
C. góp phần tạo nên sự ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ.
D. góp phần tạo nên cấu trúc 2 mạch của ADN.
Phương pháp giải
- Dựa vào vai trò duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
Hướng dẫn giải
- Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
- Chọn B.
16. Giải bài 17 trang 43 SBT Sinh học 9
Số nuclêôtit trung bình của gen là
A. 1200 - 3000 nuclêôtit
B. 1300 - 3000 nuclêôtit.
C. 1400 - 3200 nuclêôtit.
D. 1200 - 3600 nuclêôtit.
Phương pháp giải
- Số nuclêôtit trung bình của gen là 1200 - 3000 nuclêôtit.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
17. Giải bài 18 trang 43 SBT Sinh học 9
Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng
A. 1,5 vạn gen.
B. 2,5 vạn gen.
C. 3,5 vạn gen.
D. 4,5 vạn gen.
Phương pháp giải
- Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng 3,5 vạn gen.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
18. Giải bài 19 trang 43 SBT Sinh học 9
Gen B có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen B là
A. 2040 Å.
B. 3060 Å.
C. 4080 Å.
D. 5100 Å.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
- Trong đó L là chiều dài gen, N là tổng số Nu của gen.
Hướng dẫn giải
- Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4 = \frac{2400}{2}x3.4 = 4080\)
- Chọn C.
19. Giải bài 21 trang 43 SBT Sinh học 9
Gen B dài 5100 Å. Số nuclêôtit của gen B là
A.1200.
B. 1800.
C. 2400.
D. 3000.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
- Trong đó L là chiều dài gen, N là tổng số Nu của gen.
Hướng dẫn giải
- Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)
→ \(N = \frac{{2L}}{{3.4}} = \frac{{2x5100}}{{3.4}} = 3000 Nu\)
20. Giải bài 22 trang 43 SBT Sinh học 9
Gen B dài 5100 Å, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen B là
A. G = X = 600, A = T = 900.
B. G = X = 700, A = T = 800.
C. G = X = 800, A = T = 700.
D. G = X = 900, A = T = 600.
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\) → N
- Nguyên tắc bổ sung A=T, G=X
- Theo đề có A + T = 60%
Lập hệ phương trình \(\left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} + {\text{ }}T{\text{ }} = {\text{ }}60\% \hfill \\ A{\text{ = }}T \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
Hướng dẫn giải
- Áp dụng công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\) → \(N = \frac{{2L}}{{3.4}} = \frac{{2x5100}}{{3.4}} = 3000 Nu\)
- Theo đề có A + T = 60% = 1800Nu → A+T=1800, theo nguyên tắc bổ sung A=T
→ A=T= 900Nu, G = X = 600Nu.
- Chọn A.
21. Giải bài 23 trang 44 SBT Sinh học 9
Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000 G. Số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN là:
A. G=X= 300000, A=T= 700000.
B. G=X= 400000, A=T= 600000.
C. G=X= 500000, A=T= 500000.
D. G=X= 600000, A=T= 400000.
Phương pháp giải
1 Vòng xoắn của ADN có 10 cặp= 20 Nu → tổng số Nu.
Theo nguyên tắc bổ sung G=X, A=T → số Nu từng loại của ADN.
Hướng dẫn giải
Vì 1 vòng xoắn của ADN có 10 cặp= 20 Nu → tổng số Nu= 100.000 x 20= 2.000.000 Nu
Theo nguyên tắc bổ sung G=X= 400000, A=T= 600000.
22. Giải bài 26 trang 44 SBT Sinh học 9
Quá trình tái bản ADN có vai trò gì?
A. Chỉ truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế.
B. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào và từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. Truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế và qua các thế hệ tế bào.
D. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào.
Phương pháp giải
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
Hướng dẫn giải
- Quá trình tái bản ADN có vai trò truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế và qua các thế hệ tế bào.
- Chọn C.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 16: ADN và Bản chất của gen
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Chương 3 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 18: Prôtêin
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng