Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 10: Giảm Phân

eLib biên soạn và tổng hợp tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 10: Giảm Phân với các phương pháp giải cụ thể dễ hiểu, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 10: Giảm Phân

1. Giải bài 3 trang 22 SBT Sinh học 9

Ở người, bộ NST 2n = 46. Một tinh bào bậc 1 bước vào quá trình giảm phân.

1. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường:

- Số NST kép ở kì đầu là bao nhiêu?

- Số NST kép ở kì giữa là bao nhiêu?

- Số NST kép đang phân li về 1 cực tế bào là bao nhiêu?

- Khi kết thúc lần phân bào I thì mỗi tế bào con mang bao nhiêu NST kép?

2. Khi các tế bào con chuyển sang lần phân bào II bình thường:

- Số NST kép và số tâm động ở kì giữa của mỗi tế bào con là bao nhiêu?

- Số NST đơn và số tâm động ở kì sau của mỗi tế bào là bao nhiêu?

- Số NST đơn ở mỗi tế bào con được tạo thành khi kết thúc lần phân bào II là bao nhiêu?

Phương pháp giải

Dựa vào sự thay đổi số lượng NST, crômatit và tâm động.

Hướng dẫn giải

1. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường:

- Ở kì đầu tế bào có 46 NST kép.

- Ở kì giữa tế bào có 46 NST kép.

- Số NST kép đang phân li về 1 cực tế bào là: 46 NST kép : 2 = 23 NST kép.

- Khi kết thúc lần phân bào I, mỗi tế bào con được tạo thành đều mang 23 NST kép.

2. Khi các tế bào con chuyển sang lần phân bào II bình thường:

- Mỗi tế bào con ở kì giữa có 23 NST kép và 23 tâm động.

- Mỗi tế bào con ở kì sau có:

23 NST đơn X 2 = 46 NST đơn.

23 tâm động X 2 = 46 tâm động

- Mỗi tế bào con được tạo thành sau lần phân bào II có 23 NST đơn

2. Giải bài 4 trang 25 SBT Sinh học 9

Cho rằng một loài có bộ NST 2n = 40 chu kì nguyên phân diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3.

Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số NST theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại các thời điểm:

  • 32 giờ
  • 43 giờ 15 phút
  • 54 giờ 25 phút
  • 65 giờ 40 phút
  • 76 giờ 45 phút

Biết rằng chu kì nguyên phân được tính từ khi hợp tử mới được tạo thành mang NST ở trạng thái chưa nhân đôi.

Phương pháp giải

Gọi a (h) là thời gian diễn ra kì trung gian, b (h) là thời gian bước vào phân bào chính thức.

Theo đề bài, ta có hệ: a + b = 11 và a - b = 9 → a, b.

Ta có: Thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3.

→ Thời gian kì đầu...

Hướng dẫn giải

- Gọi a là thời gian diễn ra kì trung gian, b là thời gian bước vào phân bào chính thức.

+ Theo đề bài, ta có hệ: a + b = 11 và a - b = 9

+ Thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3.

→ a = 10 (h) và b = 1h = 60 phút

→ Thời gian kì đầu là: [60/(3+2+2+2+3)]x3 = 18 phút

Tương tự, ta tính được thời gian kì giữa là 12 phút, kì sau là 12 phút, kì cuối là 18 phút.

- Ở thời điểm 32h = 11h + 11h + 10h, tế bào đã trải qua 2 lần nguyên phân với 2^2 = 4 tế bào con, tế bào kết thúc kì trung gian của lần phân bào thứ 3

→ Số NST là: 40x4 = 160 NST kép

- Ở thời điểm 43h15' = 11h + 11h + 11h + 10h + 15', tế bào đã trải qua 3 lần nguyên phân với \(2^3 = 8\) tế bào con, tế bào ở kì trung gian của lần phân bào thứ 4

→ Số NST là: 40x8 = 320 NST kép

- Ở thời điểm 54h25' = 4x11h + 10h + 18' + 7', tế bào đã trải qua 4 lần nguyên phân với \(2^4 = 16\) tế bào con, tế bào ở kì giữa của lần phân bào thứ 5

→ Số NST là: 40x16 = 640 NST kép

- Ở thời điểm 65h40' = 5x11h + 10h + 18' + 12' + 10', tế bào đã trải qua 5 lần nguyên phân với \(2^5 = 32\) tế bào con, tế bào ở kì sau của lần phân bào thứ 6

→ Số NST là: 2x40x32 = 2560 NST đơn

- Ở thời điểm 76h45' = 6x11h + 10h + 18' + 12' + 12'+ 3', tế bào đã trải qua 6 lần nguyên phân với \(2^6 = 64\) tế bào con, tế bào ở kì cuối của lần phân bào thứ 7 nhưng chưa tách thành 2 tế bào con độc lập.

→ Số NST là: 2x40x64 = 5120 NST đơn.

3. Giải bài 6 trang 25 SBT Sinh học 9

1. Một tế bào sinh dục mang 1 cặp NST tương đồng kí hiệu là A và a, khi hoàn tất quá trình giảm phân cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?

2. Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là: A ~ a : B ~ b, qua giảm phân có thể cho ra mấy loại giao tử?

3. Một tế bào sinh dục mang 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là: A ~ a : B ~ b : D ~ d, qua giảm phân có thể cho ra mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?

Phương pháp giải

- Xét 1 tế bào có n số cặp gen dị hợp. Khi hoàn tất quá trình giảm phân sẽ cho 2n loại giao tử, với tỳ lệ bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Gọi n là số cặp gen dị hợp. Khi hoàn tất quá trình giảm phân cho 2n loại giao tử, với tỷ lệ bằng nhau.

1. Cho 2 loại giao tử A và a, mỗi loại chiếm tỉ lệ là: \(\frac{1}{2}\)

2. Cho 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB, ab và mỗi loại chiếm tỉ lệ:\(\frac{1}{4}\)

3. Cho 8 loại giao tử là: ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.

→ Tỉ lệ mỗi loại giao tử là:\(\frac{1}{8}\)

4. Giải bài 3 trang 27 SBT Sinh học 9

Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân?

A. Kì sau của lần phân bào I.

B. Kì cuối của lần phân bào I.

C. Kì cuối của lần phân bào II.

D. Kì sau của lần phân bào II.

Phương pháp giải

- Ở kì sau của giảm phân 1 các NST kép tiến hành phân li độc lập.

Hướng dẫn giải

- Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra trong kì sau của lần phân bào I của giảm phân.

  • Chọn A.

5. Giải bài 21 trang 30 SBT Sinh học 9

Một loài có 2n = 38. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào của loài đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở kì nào trong số các trường hợp dưới đây

A. Kì đầu II của giảm phân.

B. Kì đầu của nguyên phân.

C. Kì cuối II của giảm phân.

D. Kì đầu I của giảm phân.

Phương pháp giải

A. Kì đầu 2 có n NST kép, 2n crômatit.

B. Kì đầu nguyên phân có 2n NST kép, 4n crômatit.

C. Kì cuối 2 có n đơn, 0 crômatit.

D. Kì đầu  1 có 2n kép, 4n crômatit.

Hướng dẫn giải

- Tế bào ấy đang ở kì đầu II của giảm phân.

  • Chọn A.

6. Giải bài 22 trang 30 SBT Sinh học 9

Tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm có 8 NST. Cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST có thể tạo ra mấy loại giao tử?

A. 8.

B. 32.

C. 4.

D. 16.

Phương pháp giải

- Xét n cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST có thể tạo ra \(2^n\) loại giao tử

Hướng dẫn giải

- Ta thấy ruồi giấm 2n=8 vậy n=4 số loại giao tử tạo ra với cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST có thể tạo ra \(2^4=16\) giao tử.

  • Chọn D.

7. Giải bài 26 trang 31 SBT Sinh học 9

Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?

A. 16 tế bào.

B. 24 tế bào. 

C. 28 tế bào.

D. 32 tế bào.

Phương pháp giải

- NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào nhóm tế bào này đang ở kì sau của giảm phân II.

Hướng dẫn giải

- Tổng số NST đơn đang phân ly về 2 cực là 1600 mà 2n=50 , tế bào đang ở kì sau giảm phân II trong 1 tế bào chứa 50 NST đơn.

→ Vậy số tế bào của nhóm là 1600:50 =32 (tế bào).

  • Chọn D.

8. Giải bài 27 trang 31 SBT Sinh học 9

Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

A. kì đầu.

B. kì giữa. 

C. kì sau.

D. kì cuối.

Phương pháp giải

- Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa. 

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

9. Giải bài 31 trang 32 SBT Sinh học 9

Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào của giảm phân rất khó quan sát NST vì

A. NST chưa tự nhân đôi.

B. NST tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.

C. Các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.

D. NST ra khỏi nhân và phân tán trong chất tế bào.

Phương pháp giải

- Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào của giảm phân rất khó quan sát NST vì NST tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.
Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM