Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 9: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Cơ
eLib biên soạn, tổng hợp và giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 9: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Cơ, giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập phân tích về cấu tạo, tính chất của cơ. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 2 trang 18 SBT Sinh học 8
- Trình bày cấu tạo một bắp cơ và cấu tạo tế bào cơ.
Phương pháp giải
- Xem lại cấu tạo của một bắp cơ và tế bào cơ, bài 9: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Cơ SGK Sinh học 8.
Hướng dẫn giải
- Cấu tạo bắp cơ:
- Bắp cơ thường hình thoi, hai đầu có gân bám vào các xương qua khớp.
- Bắp cơ do nhiều bó cơ họp thành.
- Mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ gọi là sợi cơ.
- Cấu tạo của tế bào cơ (sợi cơ):
- Tế bào cơ gồm nhiều tơ cơ.
- Tơ cơ gồm hai loại: Tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất.
- Tế bào cơ dài nhiều nhân và gồm nhiều đơn vị cấu trúc.
- Sự phân bố xen kẽ giữa tơ cơ dày và tơ cơ mảnh ở các đơn vị cấu trúc kế tiếp nhau tạo nên đĩa sáng và đĩa tối.
2. Giải bài 4 trang 18 SBT Sinh học 8
- Khả năng co cơ phụ thuộc vào yếu tố nào?
Phương pháp giải
- Xem lại hoạt động co cơ, các tác nhân tác động đến co cơ như: Hệ thần kinh, thể tích của cơ, lực co cơ...
Hướng dẫn giải
- Khả năng co cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Hệ thần kinh: Nếu thần kinh tốt, tinh thần sảng khoái thì khả năng co cơ tốt hơn.
- Thể tích của cơ: Bắp cơ lổm thì khả năng co mạnh hơn.
- Lực co cơ: Lực co càng mạnh, công sinh ra càng lớn.
- Khả năng dẻo dai và bền bỉ, làm việc lâu không bị mỏi.
→ Việc luyện tập thường xuyên làm cho cơ rắn chắc, phát triển cân đối và tăng độ dẻo dai, bền bỉ, lực co mạnh hơn.
3. Giải bài 3 trang 19 SBT Sinh học 8
- Giải thích sự co cơ và sự vận động của cơ thể?
Phương pháp giải
- Để giải thích được sự co cơ, cần xem lại hoạt động co cơ, ví dụ khi bị kích thích như tay cầm phải vật nóng thì hoạt động co cơ xảy ra như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Khi bị kích thích, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố cửa tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại, tạo ra sự co cơ.
- Do bắp cơ gắn vào xương qua khớp theo cặp đối kháng (co và duỗi), sự phối hợp co duỗi của cặp cơ đối kháng làm xương cử động tạo ra sự vận động của cơ thể.
4. Giải bài 14 trang 21 SBT Sinh học 8
- Bắp cơ gồm:
A. Nhiều bó cơ.
B. Nhiều tơ cơ.
C. Nhiều sợi cơ.
D. Nhiều tơ cơ mảnh.
Phương pháp giải
- Xem lại cấu tạo bắp cơ. Bài 9: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Cơ, SGK Sinh học 8.
Hướng dẫn giải
- Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phán giữa phình to là bụng cơ.
⇒ Đáp án: A.
5. Giải bài 15 trang 21 SBT Sinh học 8
- Tính chất của cơ là:
A. Co và dãn.
B. Có khả năng co.
C. Có khả năng dãn.
D. Bám vào hai xương qua khớp xương.
Phương pháp giải
- Xem lại cấu tạo và tính chất của cơ.
Hướng dẫn giải
- Tính chất của cơ là co và dãn.
⇒ Đáp án: A.
6. Giải bài 16 trang 22 SBT Sinh học 8
- Cơ co khi:
A. Có kích thích của môi trường.
B. Chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
C. Tơ cơ chịu tác động.
D. Cả A và B.
Phương pháp giải
- Xem lại cơ chế tác động co cơ.
Hướng dẫn giải
- Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
⇒ Đáp án: D.
7. Giải bài 20 trang 22 SBT Sinh học 8
- Tính chất của cơ là ...(l)… và ...(2)... Mỗi bắp cơ gồm nhiều …(3)... Cơ co khi có ... (4)… và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
A. Bó cơ
B. Co
C. Kích thích của môi trường
D. Dãn
Phương pháp giải
- Xem lại tính chất của cơ.
Hướng dẫn giải
- Tính chất của cơ là co và dãn Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
⇒ Đáp án: 1-B; 2-D; 3-A; 4-C.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 7: Bộ Xương
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 10: Hoạt Động Của Cơ
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 11: Tiến Hóa Của Hệ Vận Động Vệ Sinh Hệ Vận Động