Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 45: Dây Thần Kinh Tủy
Qua nội dung tài liệu Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 45: Dây Thần Kinh Tủy, được eLib tổng hợp, biên soạn, giới thiệu đến các em giúp củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập phân tích cấu tạo, chức năng dây thần kinh tủy. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 6 trang 102 SBT Sinh học 8
- Hãy nêu dự kiến các bước tiến hành trong thí nghiệm để phát hiện các rể tuỷ liên quan đến dây thẩn kinh tuỷ đi tới các chi sau ếch xem rễ nào còn, các rễ nào đã bị đút khi em Quân mở các cung đốt sống để tìm các rễ tuỷ chuẩn bị cho thầy, cô tiến hành thí nghiệm "tìm hiểu vể chức năng của dây thẩn kinh tủy"
Phương pháp giải
- Các bước tiến hành trong thí nghiệm để phát hiện các rể tuỷ liên quan đến dây thẩn kinh tuỷ đi tới các chi sau.
+ Phương án 1:
a) Kích thích chi sau bên phải.
b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên trái.
c) Kích thích cả hai chi sau.
d) Kích thích mạnh chi trước.
- Phương án 2
a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh.
b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau.
Hướng dẫn giải
- Điều đã biết qua bài học:
+ Chức năng của chất trắng trong tuỷ sống là liên hệ giữa các căn cứ điều khiển các chi dưới với trên và ngược lại.
+ Rễ sau là rễ cảm giác, dẫn truyền xung hướng tâm và rề trước là rễ vận động dẫn truyền xung li tâm.
+ Dựa trên những hiểu biết đó, ta có thể đề ra các phương án dự kiến thí nghiệm để tìm xem rễ nào còn, rễ nào mất giúp Quân trước khi đưa lên lớp để thầy minh hoạ cho bài dạy.
- Phương án 1: Kích thích các chi sau, có thể xảy ra các trường hợp sau:
a) Kích thích chi sau bên phải:
- Không chi nào co cả → kết luận: Rễ sau chi sau bên phải đứt.
- Chi sau bên phải và trái đều co: Rễ sau bên phải, cả rễ trước đi tới hai chi đó đều còn.
- Chỉ có chi sau bên phải hoặc bên trái co: rễ sau bên phải còn và chi bên nào co chứng tỏ chi bên đó còn rễ trước, nhưng chưa biết rễ sau chi bên trái còn không ?
b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên trái:
- Nếu còn thấy một trong các chi nào đó co chứng tỏ rễ sau bên trái chưa đứt.
c) Nếu kích thích cả hai chi sau đều không thấy chi nào co thì chỉ có thể kết luận các rễ sau đã bị đứt hết, vậy các rễ trước còn hay đứt? Muốn biết rõ phải tiếp tục bước d.
d) Kích thích mạnh chi trước, xung sẽ truyền theo chất trắng xuống các căn cứ điều khiển chi sau, nếu rễ vận động bên nào còn thì chi bên đó sẽ co.
- Phương án 2: Đơn giản hơn nhiều, chỉ cần:
a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ vận động tương ứng với chi bên đó vẫn còn, chưa bị đứt.
b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau để xem rễ sau bên nào còn, bên nào đứt? Nếu còn, ếch sẽ phản ứng, nếu đã bị đứt, sẽ không gây phản ứng ở ếch.
2. Giải bài 28 trang 109 SBT Sinh học 8
A. Nơron li tâm
B. Cơ quan trả lời
C. Nơron hướng tâm
Phương pháp giải
- Xem cấu tạo dây thần kinh tủy. Bài 45 Dây thần kinh tủy SGK Sinh học 8.
Hướng dẫn giải
→ Đáp án: 1C, 2A, 3B
3. Giải bài 34 trang 110 SBT Sinh học 8
- Điền dấu x vào bảng cho phù hợp.
Phương pháp giải
- Xem hệ thần kinh sinh dưỡng:
+ Phân hệ giao cảm.
+ Phân hệ đối giao cảm.
Hướng dẫn giải
- Phân biệt phân hệ giao cảm và phân biệt đối giao cảm.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 43: Giới Thiệu Chung Hệ Thần Kinh
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 46: Trụ Não, Tiểu Não, Não Trung Gian
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 47: Đại Não
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 48: Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 49: Cơ Quan Phân Tích Thị Giác
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 50: Vệ Sinh Mắt
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 51: Cơ Quan Phân Tích Thích Giác
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 52: Phản Xạ Không Điều Kiện Và Phản Xạ Có Điều Kiện