Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực
eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực được biên soạn và tổng hợp đấy đủ với các phương pháp giải cụ thể, chi tiết giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 5 trang 47 SBT Sinh học 10
2. Giải bài 6 trang 48 SBT Sinh học 10
3. Giải bài 7 trang 49 SBT Sinh học 10
4. Giải bài 14 trang 60 SBT Sinh học 10
5. Giải bài 1 trang 61 SBT Sinh học 10
6. Giải bài 8 trang 63 SBT Sinh học 10
7. Giải bài 10 trang 63 SBT Sinh học 10
8. Giải bài 11 trang 64 SBT Sinh học 10
9. Giải bài 13 trang 64 SBT Sinh học 10
10. Giải bài 14 trang 65 SBT Sinh học 10
11. Giải bài 15 trang 65 SBT Sinh học 10
12. Giải bài 16 trang 65 SBT Sinh học 10
13. Giải bài 17 trang 65 SBT Sinh học 10
14. Giải bài 21 trang 66 SBT Sinh học 10
15. Giải bài 22 trang 66 SBT Sinh học 10
1. Giải bài 5 trang 47 SBT Sinh học 10
Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.
Phương pháp giải
- Nhân tế bào gồm các bộ phận: Màng nhân, nhân con và chất nhiễm sắc.
Hướng dẫn giải
- Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên.
- Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5 Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai lớp màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có chất nhiễm sắc và một vài nhân con (giàu chất rARN).
+ Màng nhân: Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính 50 - 80 nm. Lỗ nhân được gắn liền với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
+ Chất nhiễm sắc: về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histôn). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng, hình dạng kích thước và cấu trúc NST trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài.
+ Nhân con: Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu ià prôtêin và rARN.
2. Giải bài 6 trang 48 SBT Sinh học 10
Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Phương pháp giải
- Các dấu hiệu phân biệt:
+ Kích thước tế bào.
+ Đại diện.
+ Cấu tạo tế bào.
+ Loại ribôxôm.
+ Phương thức phân bào.
+ Loại NST.
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 7 trang 49 SBT Sinh học 10
Phân biệt lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi.
Phương pháp giải
- Dấu hiệu phân biệt: Vị trí, hình dạng cấu trúc và chức năng của lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, bộ máy gôngi.
Hướng dẫn giải
4. Giải bài 14 trang 60 SBT Sinh học 10
Mô tả cấu trúc và chức năng của ribôxôm.
Phương pháp giải
- Xem cấu trúc và chức năng của ribôxôm.
Hướng dẫn giải
- Cấu trúc: Không có màng bao bọc.
+ Có cấu tạo từ ARN và protein.
+ Gồm 2 tiểu phần là tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ.
- Chức năng: Chuyên tổng hợp protein của tế bào. Trong 1 tế bào có thể có tới vài triệu riboxom.
5. Giải bài 1 trang 61 SBT Sinh học 10
Khi nói về đặc điểm chung của tế bào, câu nào sau đây không đúng?
A. Tế bào rất đa dạng nhưng dựa vào cấu trúc, người ta chia thành 2 loại là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
B. Tế bào đều gồm ba phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân hay vùng nhân.
C. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
D. Các tế bào đều có kích thước nhỏ dưới 1μm.
Phương pháp giải
- Có những tế bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường: Tế bào trứng.
- Ý không đúng là: Các tế bào đều có kích thước nhỏ dưới 1μm.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
6. Giải bài 8 trang 63 SBT Sinh học 10
Tế bào động vật không có các bào quan
A. Bộ máy Gôngi và ti thê.
B. Không bào lớn và lục lạp.
C. Bộ máy Gôngi và lizôxôm.
D. Ti thể và lizôxôm.
Phương pháp giải
- Tế bào động vật không có các bào quan Không bào lớn và lục lạp.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
7. Giải bài 10 trang 63 SBT Sinh học 10
Tế bào của con kiến và tế bào của con voi có kích thước trung bình như nhau. Tại sao tế bào của con voi không có kích thước lớn hơn tế bào của con kiến?
A. Tế bào nhỏ bền vững hơn tế bào lớn.
B. Tế bào nhỏ tiện lợi trong quá trình trao đổi chất.
C. Tế bào nhỏ dễ thay thế khi cần thiết.
D. Tế bào nhỏ dễ xây dựng nên các cơ quan, bộ phận.
Phương pháp giải
- Tế bào nhỏ tiện lợi trong quá trình trao đổi chất hơn tế bào lớn.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
8. Giải bài 11 trang 64 SBT Sinh học 10
Cho các đặc điểm và thành phần của tế bào như sau:
(1) Dị dưỡng.
(2) Tự dưỡng.
(3) Màng nguyên sinh.
(4) Thành kitin.
(5) Lizôxôm.
(6) Thành xenlulôzơ.
(7) Ribôxôm.
(8) Hệ thống nội màng.
(9) Lục lạp.
(10) Ti thể.
Tế bào động vật thường có những đặc điểm nào trong các đặc điểm đó?
A. (1), (3), (5), (7), (8), (10).
B. (2), (3), (6), (7), (8), (10).
C. (2), (5), (6), (8), (9).
D. (1), (3), (4), (7), (8).
Phương pháp giải
- Tế bào động vật thường có những đặc điểm: (1), (3), (5), (7), (8), (10).
- Dị dưỡng.
- Màng nguyên sinh.
- Lizôxôm.
- Ribôxôm.
- Hệ thống nội màng.
- Ti thể.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
9. Giải bài 13 trang 64 SBT Sinh học 10
Thành phần hoá học chủ yếu của ribôxôm là
A. Glicôprôtêin.
B. ARN và Prôtêin.
C. ADN và Histôn.
D. Phôtpholipit.
Phương pháp giải
- Thành phần hoá học chủ yếu của ribôxôm là ARN và Prôtêin.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
10. Giải bài 14 trang 65 SBT Sinh học 10
Nhân tế bào có chức năng chủ yếu là gi?
A. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
B. Nhân là nơi chứa NST và ARN.
C. Nhân là bào quan không thể thiếu của tế bào.
D. Nhân là nơi diễn ra quá trình sao chép của vật chất di truyền.
Phương pháp giải
- Nhân tế bào có chức năng chủ yếu là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
11. Giải bài 15 trang 65 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không phải là chức năng của lưới nội chất trơn?
A. Dự trữ các Ion canxi cần thiết để co cơ.
B. Tổng hợp các loại Lipit.
C. Tham gia phân giải các chất độc hại đối với cơ thể.
D. Tổng hợp các loại Prôtêin.
Phương pháp giải
- Tổng hợp các loại Prôtêin không phải là chức năng của lưới nội chất trơn.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
12. Giải bài 16 trang 65 SBT Sinh học 10
Các thành phần của màng tế bào như Glicôprôtêin, Lipôprôtêin, các Prôtêin xen màng được tổng hợp ra từ đâu?
A. Lưới nội chất trơn.
B. Lizôxôm.
C. Lưới nội chất hạt.
D. Ribôxôm tự do trong tế bào chất.
Phương pháp giải
- Các thành phần của màng tế bào như glicôprôtêin, lipôprôtêin, các prôtêin xen màng được tổng hợp ra từ Lưới nội chất hạt.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
13. Giải bài 17 trang 65 SBT Sinh học 10
Kháng thể được sinh ra từ đâu?
A. Lưới nội chất hạt.
B. Lưới nội chất trơn.
C. Tế bào chất.
D. Nhân tế bào.
Phương pháp giải
- Kháng thể được sinh ra từ Lưới nội chất hạt.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
14. Giải bài 21 trang 66 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không thuộc đặc điểm của bộ máy Gôngi?
A. Gồm những túi màng dẹt xếp chồng lên nhau.
B. Là nơi hình thành các túi tiết để gửi tới màng sinh chất.
C. Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
D. Là nơi tạo ra các chất dinh dưỡng của tế bào
Phương pháp giải
- Bộ máy Gôngi không tạo ra các chất dinh dưỡng của tế bào.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
15. Giải bài 22 trang 66 SBT Sinh học 10
Ribôxôm
A. Có trong nhân tế bào.
B. Có trong lưới nội chất hạtắ
C. Liên kết trên lưới nội chất hạt hay tự do trong tế bào chất.
D. Dính trên màng của ti thể.
Phương pháp giải
- Ribôxôm liên kết trên lưới nội chất hạt hay tự do trong tế bào chất.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
16. Giải bài 29 trang 68 SBT Sinh học 10
Trong các tế bào nhân thực ADN không tìm thấy trong
A. Nhân.
B. Ti thể
C. Lục lạp.
D. Ribôxôm.
Phương pháp giải
- Trong các tế bào nhân thực ADN không tìm thấy Ribôxôm.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
17. Giải bài 32 trang 68 SBT Sinh học 10
Trong tế bào nào của động vật có nhiều thể Gôngi nhất?
A. Tế bào trứng.
B. Tế bào tuyến.
C. Tế bào cơ.
D. Tế bào hồng cầu.
Phương pháp giải
- Trong tế bào tuyến của động vật có nhiều thể Gôngi nhất.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tế bào nhân thực Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiết 2)
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất