Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp, gợi ý dễ hiểu giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 20 trang 175 SBT Sinh học 10
2. Giải bài 21 trang 175 SBT Sinh học 10
3. Giải bài 22 trang 175 SBT Sinh học 10
4. Giải bài 23 trang 175 SBT Sinh học 10
5. Giải bài 24 trang 175 SBT Sinh học 10
6. Giải bài 26 trang 176 SBT Sinh học 10
7. Giải bài 27 trang 176 SBT Sinh học 10
8. Giải bài 11 trang 183 SBT Sinh học 10
1. Giải bài 20 trang 175 SBT Sinh học 10
Loại tác nhân gây nhiễm nào chỉ chứa ARN khép vòng?
Phương pháp giải
- Xem lại Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng.
Hướng dẫn giải
- Viroit là tác nhân gây nhiễm ở thực vật, có kích thước nhỏ nhất, chỉ chứa một phân tử ARN khép vòng, không có vỏ Prôtêin bao quanh.
2. Giải bài 21 trang 175 SBT Sinh học 10
Tác nhân gây nhiễm nào chỉ chứa prôtêin, nó gây bệnh gì?
Phương pháp giải
- Đó là prion.
Hướng dẫn giải
- Đó là prion, gây bệnh thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Ví dụ, bệnh xốp não (bò điên).
3. Giải bài 22 trang 175 SBT Sinh học 10
Có biện pháp nào để diệt prion không?
Phương pháp giải
- Chưa có biện pháp tiêu diệt pirion.
Hướng dẫn giải
- Prion rất bền nhiệt, không chịu tác động của chất kháng sinh. Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào để tiêu diệt prion. Cách tốt nhất là diệt cả đàn gia súc bị bệnh.
4. Giải bài 23 trang 175 SBT Sinh học 10
- Có thể chế tạo vacxin phòng chống bệnh prion được không?
Phương pháp giải
- không thể chế tạo vacxin phòng chống bệnh prion.
Hướng dẫn giải
- Prion không kích thích tạo kháng thể, do đó không thể chế tạo được vacxin chống prion.
5. Giải bài 24 trang 175 SBT Sinh học 10
- Virut thực vật xâm nhập vào cây như thế nào? Có giống như sự xâm nhập của phagơ và virut động vật không?
Phương pháp giải
- Virut xâm nhập vào thực vật qua côn trùng hoặc nấm...
Hướng dẫn giải
- Virut thực vật tự nó không xâm nhập được vào tế bào, vì tế bào có thành dày cấu tạo từ xenlulôzơ. Virut chỉ xâm nhập được vào tế bào nhờ côn trùng, nhờ các vết sây xước do dụng cụ, nhờ giun (tuyến trùng) hoặc nhờ nấm. Khi ở trong tế bào, chúng nhân lên rồi truyền sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật để lan ra khắp cây.
- Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng và nhờ gió. Cách xâm nhập này khác với cách của phagơ hay virut động vật.
6. Giải bài 26 trang 176 SBT Sinh học 10
Virut có những ứng dụng gì trong thực tiễn?
Phương pháp giải
- Làm mô hình nghiên cứu sinh học.
- Làm thuốc trừ sâu sinh học.
- Để sản xuất các chất mong muốn (vacxin, enzim...)
Hướng dẫn giải
- Do có cấu tạo đơn giản nên virut được chọn làm mô hình để nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản trong sinh học.
- Virut kí sinh ở côn trùng có thể được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học.
- Để sản xuất các chất mong muốn (vacxin, enzim...), người ta gắn các gen mã hoá cho các chất này vào hệ gen của virut rồi đưa vào vi khuẩn hoặc nấm men, sau đó nuôi trong môi trường dinh dưỡng cho chúng nhân lên, biểu hiện rồi tách chiết.
7. Giải bài 27 trang 176 SBT Sinh học 10
Thông qua quá trình nhân lên của phagơ T trong tế bào vi khuẩn, bằng cách nào các nhà khoa học chứng minh được rằng chính ADN chứ không phải prôtêin là vật chất di truyền?
Phương pháp giải
- Sau khi gắn vào thụ thể, phagơ bơm ADN vào trong tế bào còn vỏ prôtêin capsit nằm ngoài.
Hướng dẫn giải
- Sau khi gắn vào thụ thể, phagơ bơm ADN vào trong tế bào còn vỏ prôtêin capsit nằm ngoài. Nếu dùng đồng vị phóng xạ để đánh dấu ADN (P32) và prôtêin (S35) thì ở thế hệ virut con chỉ thấy đồng vị phóng xạ P32 của ADN, mà không có đồng vị phóng xạ S35 của prôtêin. Điều đó chứng tỏ prôtêin không phải là vật chất di truyền.
8. Giải bài 11 trang 183 SBT Sinh học 10
Phagơ là virut kí sinh ở
A. vi khuẩn.
B. người
C. động vật.
D. thực vật.
Phương pháp giải
- Phagơ là virut kí sinh ở vi khuẩn.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
9. Giải bài 37 trang 188 SBT Sinh học 10
Những ưu điểm của thuốc trừ sâu làm từ virut là
A. Có hiệu lực diệt sâu cao.
B. An toàn với người, động vật và vi sinh vật.
C. Không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
D. Cả A, B, C.
Phương pháp giải
- Ưu điểm của thuốc trừ sâu làm từ virut là:
+ Có hiệu lực diệt sâu cao.
+ An toàn với người, động vật và vi sinh vật.
+ Không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
10. Giải bài 38 trang 188 SBT Sinh học 10
Virut có vai trò gì trong nghiên cứu sinh học cơ bản và trong công nghệ sinh học?
A. Do có cấu tạo đơn giản nên được dùng làm mô hình để nghiên cứu nhiều vấn đề của Sinh học hiện đại.
B. Được dùng làm công cụ vận chuyển gen mong muốn từ cơ thể cho sang cơ thể nhận, là nguyên liệu cung cấp enzim dùng trong Công nghệ sinh học (ví du ADN - ligaza).
C. Được sử dụng trong sản xuất vacxin và nhiều chất có hoạt tính sinh học khác.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải
- vai trò của virut trong nghiên cứu sinh học cơ bản và trong công nghệ sinh học:
+ Do có cấu tạo đơn giản nên được dùng làm mô hình để nghiên cứu nhiều vấn đề của Sinh học hiện đại.
+ Được dùng làm công cụ vận chuyển gen mong muốn từ cơ thể cho sang cơ thể nhận, là nguyên liệu cung cấp enzim dùng trong Công nghệ sinh học (ví du ADN - ligaza).
+ Được sử dụng trong sản xuất vacxin và nhiều chất có hoạt tính sinh học khác.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc các loại virut
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật