Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Mời các em cùng theo dõi tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải cụ thể, chi tiết giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 19 trang 154 SBT Sinh học 10
2. Giải bài 20 trang 154 SBT Sinh học 10
3. Giải bài 23 trang 155 SBT Sinh học 10
4. Giải bài 24 trang 155 SBT Sinh học 10
5. Giải bài 25 trang 156 SBT Sinh học 10
6. Giải bài 26 trang 156 SBT Sinh học 10
7. Giải bài 33 trang 158 SBT Sinh học 10
8. Giải bài 35 trang 159 SBT Sinh học 10
9. Giải bài 1 trang 159 SBT Sinh học 10
10. Giải bài 2 trang 159 SBT Sinh học 10
11. Giải bài 14 trang 162 SBT Sinh học 10
12. Giải bài 15 trang 162 SBT Sinh học 10
13. Giải bài 35 trang 167 SBT Sinh học 10
14. Giải bài 36 trang 167 SBT Sinh học 10
15. Giải bài 37 trang 167 SBT Sinh học 10
16. Giải bài 43 trang 168 SBT Sinh học 10
17. Giải bài 44 trang 168 SBT Sinh học 10
18. Giải bài 45 trang 168 SBT Sinh học 10
19. Giải bài 46 trang 168 SBT Sinh học 10
1. Giải bài 19 trang 154 SBT Sinh học 10
- Tại sao các gói hải sản đông lạnh bán trong siêu thị, bao nilon lại dính vào sản phẩm?
Phương pháp giải
- Đa số vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm là hiếu khí.
Hướng dẫn giải
- Đa số vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm là hiếu khí bắt buộc nên người ta phải rút chân không, tạo điều kiện kị khí để chúng không sinh trưởng được.
2. Giải bài 20 trang 154 SBT Sinh học 10
- Tại sao đôi khi thấy hộp thịt bị phồng lên, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc cấp, có thể dẫn đến tử vong?
Phương pháp giải
- Hộp bị phồng là do có khí tạo ra từ vi sinh vật.
Hướng dẫn giải
- Hộp thịt phồng là do khử trùng không kĩ, bào tử của một loại vi khuẩn hình que, kị khí bắt buộc nảy mầm, sinh trưởng mạnh tạo khí làm phồng hộp và sinh độc tố thần kinh (Botulin) rất mạnh.
3. Giải bài 23 trang 155 SBT Sinh học 10
- Thế nào là nhân tố sinh trưởng? Tại sao trong nhiều trường hợp nuôi vi sinh vật phải bổ sung các nhân tố này?
Phương pháp giải
- Xem khái niệm nhân tố sinh trưởng.
Hướng dẫn giải
- Nhân tố sinh trưởng là các chất như axit amin, Vitamin, các Bazơ purin, pirimiđin rất cần cho sinh trưởng nhưng một số vi sinh vật lại không có khả năng tổng hợp, nên phải thu nhận từ bên ngoài.
4. Giải bài 24 trang 155 SBT Sinh học 10
Thế nào là các chất ức chế sinh trưởng?
Phương pháp giải
- Xem khái niệm chất ức chế sinh trưởng.
+ Chất sát trùng.
+ Chất kháng sinh.
Hướng dẫn giải
- Các chất ức chế sinh trưởng là tên chung chỉ các chất sát trùng và các chất kháng sinh.
+ Chất sát trùng là các chất hoá học có khả năng ức chế sinh trưởng hoặc diệt các tác nhân gây bệnh một cách không chọn lọc. Ví dụ phênol, ancôhôl, các halôgen (iôt, clo, brôm và flo), các chất ôxi hoá (perôxit, ôzôn), các kim loại nặng (bạc nitrat, thuốc đỏ), các anđêhit (formalin).
+ Chất kháng sinh (pênixilin, streptômixin...) là các chất có nguồn gốc sinh vật, có khả năng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ngay ở nồng độ thấp một cách chọn lọc.
5. Giải bài 25 trang 156 SBT Sinh học 10
Tại sao phơi khô là biện pháp hạn chế vi sinh vật sinh trưởng?
Phương pháp giải
- Phơi khô sẽ giảm độ ẩm của sản phẩm.
Hướng dẫn giải
- Nước chiếm 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước cần để thuỷ phân các cơ chất (thức ăn) và tham gia vào các phản ứng sinh hoá. Không có nước mọi hoạt độns của vi sinh vật sẽ dừng lại. Trừ một số ít nấm sợi chịu khô hạn, còn đa số vi sinh vật đòi hỏi phải có nước ở dạng tự do. Do vậy, phơi khô, sấy khô, hút ẩm luôn là biện pháp tốt để bảo quản lương thực, thực phẩm, đồ dùng, trang thiết bị.
6. Giải bài 26 trang 156 SBT Sinh học 10
- Đun sôi nước có thể tiêu diệt các vi sinh vật, thế thì tại sao lại phải khừ trùng môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong nồi hấp áp lực?
Phương pháp giải
- Bào tử vi sinh vật không bị diệt ở nhiệt độ sôi 100oC của nước.
Hướng dẫn giải
- Nước sôi (100°C) tiêu diệt hầu hết vi sinh vật nhưng không diệt được bào tử. Người ta sử dụng nồi hấp áp lực để đưa nhiệt độ lên 120°C thì bào tử sẽ bị diệt sau 20 phút. (lưu ý: Khi nước trong nồi hấp sôi, người ta phải đuổi hết hơi nước ra khỏi nồi trước khi đưa áp lực lên cao, nếu không, dù áp lực lên cao, nhiệt độ cũng không lên cao). Nếu không có nồi hấp áp lực, có thể khử trùng 100°C rồi lặp lại 2 - 3 lần sau 24 giờ để cho bào tử nảy mầm thành tế bào sinh dưỡng.
7. Giải bài 33 trang 158 SBT Sinh học 10
- Dựa vào nhiệt độ sinh trưởng thích hợp, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?
Phương pháp giải
- Chia vi sinh vật thành 4 nhóm:
+ Vi sinh vật ưa lạnh.
+ Vi sinh vật ưa ấm.
+ Vi sinh vật ưa nhiệt.
+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Hướng dẫn giải
- Mỗi vi sinh vật hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Có 4 nhóm:
+ Vi sinh vật ưa lạnh: Sinh trưởng tối ưu ở dưới 15°C. Màng sinh chất chứa nhiều axit không no nên ngay ở nhiệt độ thấp, màng vẫn không bị vỡ do duy trì ở trạng thái bán lỏng. Khi nhiệt độ trên 20°C, màng sẽ bị vỡ.
+ Vi sinh vật ưa ấm: Sinh trưởng tối ưu ở 20 - 40°C. Hầu hết các vi sinh vật trong tự nhiên thuộc nhóm này.
+ Vi sinh vật ưa nhiệt: Sinh trưởng tối ưu ở 55 - 65°C, thường gặp trong các đống phân hoặc rác ủ, trong suối nước nóng. Các enzim, ribôxôm và màng sinh chất thích ứng ở nhiệt độ cao.
+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt: Sinh trưởng tối ưu ở 95-100°C chúng là các vi khuẩn cổ sống trong các suối nước nóng hoặc các dòng hải lưu nóng.
8. Giải bài 35 trang 159 SBT Sinh học 10
Tại sao phải "ăn chín uống sôi"?
Phương pháp giải
- Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có trong thức ăn.
Hướng dẫn giải
- Tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh đều thuộc loại ưa ấm và bị chết nhanh khi đun, nấu.
9. Giải bài 1 trang 159 SBT Sinh học 10
Đường cong sinh trưởng của E. coli được thể hiện ở 4 pha (tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng và suy vong) ở pha nào không xác định được sự sinh trưởng của E. coli?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha luỹ thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Phương pháp giải
- Pha tiềm phát không xác định được sự sinh trưởng của E. coli.
Hướng dẫn giải
- Chọn A.
10. Giải bài 2 trang 159 SBT Sinh học 10
Trường hợp nào pha tiềm phát bị kéo dài?
A. Môi trường nôi cấy mới có thành phần khác với môi trường nuôi cấy cũ.
B. Các điều kiộn nuôi (pH, nhiệt độ, độ thông khí) bị thay đổi so với cũ.
C. Giống cấy là giống đã già được lấy từ pha cân bằng.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Cả A, B và C,pha tiềm phát đều bị kéo dài.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
11. Giải bài 14 trang 162 SBT Sinh học 10
Các chất nào sau đây làm biến tính prôtêin?
A. Cồn.
B. Phênol, formalin.
C. Kim loại nặng.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Các chất nào sau đây làm biến tính prôtêin: Cồn. Phênol, formalin. Kim loại nặng.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
12. Giải bài 15 trang 162 SBT Sinh học 10
Các chất nào sau đây do các sinh vật sinh ra có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được goi là chất kháng sinh?
A. Cồn.
B. Axit lactic.
C. Pênixilin, streptômixin.
D. A và B.
Phương pháp giải
- Cồn và axit lactic do các sinh vật sinh ra có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được goi là chất kháng sinh.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
13. Giải bài 35 trang 167 SBT Sinh học 10
Trong các chất sau đây, chất nào là chất kháng sinh?
A. Cồn Êtilic.
B. Axit Lactic.
C. Pênixilin.
D. Phênol.
Phương pháp giải
- Pênixilin là chất kháng sinh.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
14. Giải bài 36 trang 167 SBT Sinh học 10
Trong các chất sau đây, chất nào ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc?
A. Cồn Êtilic.
B. Axit Lactic.
C. Pênixilin.
D. Phênol.
Phương pháp giải
- Pênixilin ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
15. Giải bài 37 trang 167 SBT Sinh học 10
Trong các chất sau đây, chất nào không có nguồn gốc vi sinh vật?
A. Cồn Êtilic.
B. Axit Lactic.
C. Pênixilin.
D. Phênol.
Phương pháp giải
- Phênol không có nguồn gốc vi sinh vật.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
16. Giải bài 43 trang 168 SBT Sinh học 10
Những vi khuẩn sinh trưởng được ở 95 - 100°C thuộc nhóm nào sau đây?
A. Vi sinh vật ưa lạnh.
B. Vi sinh vật ưa ấm.
C. Vi sinh vật ưa nhiệt.
D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Phương pháp giải
- Những vi khuẩn sinh trưởng được ở 95 - 100°C thuộc nhóm vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
17. Giải bài 44 trang 168 SBT Sinh học 10
Vi khuẩn thuộc nhóm nào sau đây có khả năng gây bệnh cho người?
A. Vi sinh vật ưa lạnh.
B. Vi sinh vật ưa ấm.
C. Vi sinh vật ưa nhiệt.
D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Phương pháp giải
- Vi sinh vật ưa ấm có khả năng gây bệnh cho người.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
18. Giải bài 45 trang 168 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ưa axit?
A. Đa số vi khuẩn.
B. Xạ khuẩn.
C. Nấm men, nấm mốc.
D. Tảo đơn bào.
Phương pháp giải
Nấm men, nấm mốc thuộc nhóm ưa axit.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
19. Giải bài 46 trang 168 SBT Sinh học 10
pH nào sau đây thích hợp nhất cho sinh trưởng của vi khuẩn?
A. 4.
B. 6.
C. 7.
D. 9.
Phương pháp giải
- pH = 7 thích hợp nhất cho sinh trưởng của vi khuẩn.
Hướng dẫn giải
- Chọn C.
20. Giải bài 47 trang 168 SBT Sinh học 10
pH nào sau đây có thể ức chế vi khuẩn ưa axit?
A. 4.
B. 6.
C. 7.
D. 10.
Phương pháp giải
- pH = 10 có thể ức chế vi khuẩn ưa axit.
Hướng dẫn giải
- Chọn D.
21. Giải bài 48 trang 169 SBT Sinh học 10
pH nào sau đây thích hợp nhất cho sinh trưởng của nấm mốc?
A. 3-4.
B. 5 - 6.
C. 7-8.
D. 9- 10.
Phương pháp giải
- pH từ 5 - 6 thích hợp nhất cho sinh trưởng của nấm mốc.
Hướng dẫn giải
- Chọn B.
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật