Giải bài tập SBT Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ

Dựa theo nội dung SBT Lịch Sử 12 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung bài giải Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ

1. Giải bài 1 trang 117 SBT Lịch sử 12

Hãy khoanh tròn chữ cái truớc ý đúng.

1. Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam nước ta, Mĩ chuyển sang chiến lược

A. "Chiến tranh cục bộ".          

C. "Đông Dương hoá chiến tranh".

B. "Việt Nam hoá chiến tranh".  

D. chiến tranh phá hoại miến Bắc. 

2. Thắng lợi mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược"Chiến tranh cục bộ" của Mĩ là:

A. Ấp Bắc (Mĩ Tho), Ba Gia (Quảng Ngãi) và Đổng Xoài (Bình Phuớc).

B. Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi),

C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.

D. An Lão (Bình Định) và Bình Giã (Bà Rịa). 

3. Chiến thắng được coi là "Ấp Bắc" đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt" trẽn khắp miến Nam là:

A. Trà Bổng (Quảng Ngãi)        

B. Bình Giã (Bà Rịa).

C.  An Lão (Bình Định).         

D. Vạn Tường (Quảng Ngãi). 

4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thán năm 1968 có ý nghĩa

A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hoá" chiến tranh xâm lượC.

B. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn vế chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

D. Các ý A, B và c đều đúng. 

5. Âm mưu của Mĩ trong việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là:

A. "trả đũa" việc Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.

B. phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miến Bắc để chuẩn bị cho cuộc tấn công quy mỏ lớn của quân đội Sài Gòn ra miền Bắc.

C. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào mién Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam ; làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai mién đất nướC.

D. "trả đũa" quân ta sau "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" 

6. Hậu phương miền Bắc luôn sẵn sàng chi viện cho tién tuyến miền Nam với khẩu hiệu : "ba sẵn sàng".

B. "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người",

C. "quyết chiến quyết tháng giặc Mĩ xàm lược"

D. "ba mục tiêu". 

7. Thắng lợi chính trị mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" là:

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

B.  Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập.

C.  Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

D. Trung ương Cục miến Nam đuợc thành lập. 

8. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải:

A. rút khỏi chiến tranh Việt Nam, rút hết quân về nước.

B. tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược.

C. dùng thủ đoạn ngoại giao như thoả hiệp với Trung Quốc và hoà hoãn với Liên Xô để gây sức ép đối với ta.

D. huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến. 

9. Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại lần thứ hai của Mĩ được coi như:

A. trận Bạch Đằng.      

B. trận Chi Lăng.        

C.  trận Đống Đa. 

D. trận "Điện Biên Phủ trên không".

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung về Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968), Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ được trình bày ở bài 22 SGK Lịch Sử 12 để đưa ra lựa chọn phù hợp

Gợi ý trả lời

1. A         2. B          3. D

4. D         5. C         6. B

7. B         8. B          9. D

2. Giải bài 2 trang 121 SBT Lịch sử 12

Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965).

Phương pháp giải

Xem lại mục III. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam và mục 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam và tiến hành so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai chiến lược.

Gợi ý trả lời

So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965)

* Giống nhau:

- Mục tiêu chiến tranh: Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, đều nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe XHCN từ Đông Nam Á.

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.

- Kết quả: đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965)

- Lực lượng: lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn.

- Quy mô: Miền Nam.

- Thủ đoạn: "Ấp chiến lược" là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.

Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968)

- Lực lượng: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.

- Quy mô: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.

- Thủ đoạn: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định".

* Về tính chất ác liệt:

- Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.

- Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.

3. Giải bài 3 trang 121 SBT Lịch sử 12

Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1973) của đế quốc Mĩ.

Phương pháp giải

Xem lại mục III. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền nam (1965-1968) và mục  IV. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ và tiến hành so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai chiến lược.

Gợi ý trả lời

So sánh hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1973) của đế quốc Mĩ

* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.

- Kết quả: đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

- Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.

- Quy mô: Vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.

- Thủ đoạn: sử dụng sức mạnh quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "Đất thánh Việt cộng". Đồng thời, Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc nhằm phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta.

Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973)

- Lực lượng chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước.

- Quy mô: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.

- Thủ đoạn: Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, nhằm chia rẽ khối đoàn kết ba nước Đông Dương. Mở rộng chiến trường sang Lào, Campuchia nhằm làm suy giảm lực lượng của ta.

Mĩ còn sử dụng thủ đoạn ngoại giao như lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

4. Giải bài 4 trang 122 SBT Lịch sử 12

Trình bày ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

Phương pháp giải

Xem lại mục II. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Gợi ý trả lời

* Ý nghĩa

- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

- Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn hội nghị Pa-ri đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

5. Giải bài 5 trang 122 SBT Lịch sử 12

Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trên ba mặt: Hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử giữa Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

Phương pháp giải

Xem lại mục II. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và tiến hành so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai chiến lược.

Gợi ý trả lời

So sánh Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam

a) Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định

* Hoàn cảnh kí kết: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có những trận chiến quyết định là trận Điện Biên Phủ năm 1954 và Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

* Nội dung cơ bản:

- Đều buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

- Đều đưa đến việc đế quốc phải rút quân về nước.

* Ỷ nghĩa lịch sử:

- Đều là sự phản ánh, ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường của quân và dân ta.

- Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, là cơ sở pháp lí cho độc lập dân tộc.

b) Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định

Hiệp định Giơnevơ 1954

- Hoàn cảnh kí kết: Là hội nghị quốc tế có sự chi phối của các nước lớn như Nga, Mĩ.

- Nội dung cơ bản: 

+ Quy định vị trí đóng quân: Quy định ở Việt Nam được chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt. Hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

+ Quy định thời gian rút quân: Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam sau 300 ngày và Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.

- Ỷ nghĩa lịch sử: Phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường, sau khi kí hiệp định  ta vẫn phải đấu tranh chống Mĩ xâm lược, thắng lợi không toàn diện, chưa giành được toàn diện các mặt độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn diện lãnh thổ.

Hiệp định Pari 1973

- Hoàn cảnh kí kết: Thành phần tham dự gồm 4 bên nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kì => Hoàn cảnh kí kết có lợi so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.

- Nội dung cơ bản: 

+ Quy định vị trí đóng quân: Không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Tình hình sau Hiệp định có lợi cho ta.

+ Quy định thời gian rút quân: Mĩ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi kí Hiệp định. Vì vậy, điều kiện phá hoại cách mạng của Mĩ bị hạn chế.

- Ỷ nghĩa lịch sử: Phản ánh đầy đủ thắng lợi trên chiến trường, giành được độc lập , chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ, là đỉnh cao trong đấu tranh ngoại giao của ta.

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM