Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 3: Lôgarit
Dựa theo cấu trúc SBT Toán 12, eLib xin mời các em học sinh tham khảo giải bài tập bài Lôgarit trang 109, 110. Với các bài tập có lời giải chi tiết tương ứng với từng bài, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 2.15 trang 109 SBT Giải tích 12
2. Giải bài 2.16 trang 109 SBT Giải tích 12
3. Giải bài 2.17 trang 109 SBT Giải tích 12
4. Giải bài 2.18 trang 109 SBT Giải tích 12
5. Giải bài 2.19 trang 109 SBT Giải tích 12
6. Giải bài 2.20 trang 109 SBT Giải tích 12
7. Giải bài 2.21 trang 109 SBT Giải tích 12
8. Giải bài 2.22 trang 110 SBT Giải tích 12
9. Giải bài 2.23 trang 110 SBT Giải tích 12
10. Giải bài 2.24 trang 110 SBT Giải tích 12
1. Giải bài 2.15 trang 109 SBT Giải tích 12
Tính
\(a)\,\dfrac 1 2\log_7{36}-\log_7{14}-3\log_7{\sqrt[3]{21}}\)
\(b)\,\dfrac{\log_2{24}-\dfrac 1 2 \log_272}{\log_318-\dfrac1 3\log _372}\)
\(c)\,\dfrac{\log_24+\log_2\sqrt{10}}{\log_2{20}+3\log_22}\)
Phương pháp giải
Sử dụng các tính chất của logarit.
Hướng dẫn giải
a)
\(\,\,\,\,\,\dfrac 1 2\log_7{36}-\log_7{14}-3\log_7{\sqrt[3]{21}}\\ =\log_7\sqrt{36}-\log_714-3.\dfrac 1 3 \log_721\\ =\log_76-\log_714-\log_721\\ =\log_7{\dfrac{6}{14.21}}=\log_7{\dfrac 1 {49}}=-2\)
b)
\(\begin{align} & \dfrac{{{\log }_{2}}24-{{\log }_{2}}\sqrt{72}}{{{\log }_{3}}18-{{\log }_{3}}\sqrt[3]{72}} \\ & =\dfrac{{{\log }_{2}}\dfrac{24}{\sqrt{72}}}{{{\log }_{3}}\dfrac{18}{\sqrt[3]{72}}} \\ & =\dfrac{{{\log }_{2}}\dfrac{24}{3\sqrt{8}}}{{{\log }_{3}}\dfrac{18}{2\sqrt[3]{9}}} \\ & =\dfrac{{{\log }_{2}}\dfrac{8}{\sqrt{8}}}{{{\log }_{3}}\dfrac{9}{\sqrt[3]{9}}} \\ & =\dfrac{{{\log }_{2}}{{2}^{3-\frac{3}{2}}}}{{{\log }_{3}}{{3}^{2-\frac{2}{3}}}}=\dfrac{\dfrac{3}{2}}{\dfrac{4}{3}}=\dfrac{9}{8} \\ \end{align}\)
c)
\(\dfrac{\log_24+\log_2\sqrt{10}}{\log_2{20}+3\log_22}\\ \begin{align} & =\frac{{{\log }_{2}}\left( 4.\sqrt{10} \right)}{{{\log }_{2}}\left( {{20.2}^{3}} \right)} \\ & =\frac{{{\log }_{2}}\left( {{2}^{2}}{{.2}^{\frac{1}{2}}}{{.5}^{\frac{1}{2}}} \right)}{{{\log }_{2}}\left( {{2}^{2}}{{.5.2}^{3}} \right)} \\ & =\frac{{{\log }_{2}}{{2}^{\frac{5}{2}}}+{{\log }_{2}}{{5}^{\frac{1}{2}}}}{{{\log }_{2}}{{2}^{5}}+{{\log }_{2}}5} \\ & =\frac{\dfrac{1}{2}\left( {{\log }_{2}}{{2}^{5}}+{{\log }_{2}}5 \right)}{{{\log }_{2}}{{2}^{5}}+{{\log }_{2}}5}=\frac{1}{2} \\ \end{align} \)
2. Giải bài 2.16 trang 109 SBT Giải tích 12
Tìm x, biết:
\(a)\,\log_5x=2\log_5a-3\log_5b\)
\(b)\,\log_{\frac 1 2}x=\dfrac 2 3\log_{\frac 1 2 }a-\dfrac 1 5 \log_{\frac 1 2}b\)
Phương pháp giải
Biến đổi phương trình đã cho về cùng cơ số và sử dụng lý thuyết \(\displaystyle{\log _a}m = {\log _a}n \Leftrightarrow m = n\)
Hướng dẫn giải
a)
\(\begin{align} & {{\log }_{5}}x=2{{\log }_{5}}a-3{{\log }_{5}}b \\ & \Leftrightarrow {{\log }_{5}}x={{\log }_{5}}{{a}^{2}}-{{\log }_{5}}{{b}^{3}} \\ & \Leftrightarrow {{\log }_{5}}x={{\log }_{5}}\dfrac{{{a}^{2}}}{{{b}^{3}}} \\ & \Leftrightarrow x=\dfrac{{{a}^{2}}}{{{b}^{3}}} \\ \end{align} \)
b)
\(\begin{align} & {{\log }_{\frac{1}{2}}}x=\dfrac{2}{3}{{\log }_{\frac{1}{2}}}a-\dfrac{1}{5}{{\log }_{\frac{1}{2}}}b \\ & \Leftrightarrow {{\log }_{\frac{1}{2}}}x={{\log }_{\frac{1}{2}}}{{a}^{\frac{2}{3}}}-{{\log }_{\frac{1}{2}}}{{b}^{\frac{1}{5}}} \\ & \Leftrightarrow {{\log }_{\frac{1}{2}}}x={{\log }_{\frac{1}{2}}}\dfrac{{{a}^{\frac{2}{3}}}}{{{b}^{\frac{1}{5}}}} \\ & \Leftrightarrow x=\dfrac{{{a}^{\frac{2}{3}}}}{{{b}^{\frac{1}{5}}}}=\dfrac{\sqrt[3]{{{a}^{2}}}}{\sqrt[5]{b}} \\ \end{align} \)
3. Giải bài 2.17 trang 109 SBT Giải tích 12
a) Cho \( a = \log_315, b=\log_310\). Hãy tính \(\log_{\sqrt 3}50\), theo a và b
b) Cho \(a =\log_2 3, b=\log_3 5, c=\log_7 2\). Hãy tính \(\log_{140}63\) theo \(a, b, c.\)
Phương pháp giải
Thu gọn các số \(\displaystyle a,b\), từ đó biến đổi biểu thức cần tính giá trị về làm xuất hiện (a,b).
Hướng dẫn giải
a)
\(\begin{align} & {{\log }_{\sqrt{3}}}50=2.{{\log }_{3}}50=2.\left( {{\log }_{3}}5+{{\log }_{3}}10 \right) \\ & =2.\left( {{\log }_{3}}\dfrac{15}{3}+{{\log }_{3}}10 \right) \\ & =2.\left( {{\log }_{3}}15+{{\log }_{3}}10-{{\log }_{3}}3 \right) \\ & =2\left( a+b-1 \right) \\ \end{align}\)
b)
\(\begin{align} & {{\log }_{140}}63=\dfrac{{{\log }_{2}}63}{{{\log }_{2}}140} \\ & =\dfrac{{{\log }_{2}}\left( 9.7 \right)}{{{\log }_{2}}\left( {{2}^{2}}.5.7 \right)}=\dfrac{2{{\log }_{2}}3+{{\log }_{2}}7}{{{\log }_{2}}{{2}^{2}}+{{\log }_{2}}5+{{\log }_{2}}7} \\ & =\dfrac{2{{\log }_{2}}3+\dfrac{1}{{{\log }_{7}}2}}{2+\dfrac{{{\log }_{3}}5}{{{\log }_{3}}2}+\dfrac{1}{{{\log }_{7}}2}} \\ & =\dfrac{2a+\dfrac{1}{c}}{2+ab+\dfrac{1}{c}}=\dfrac{\dfrac{2ac+1}{c}}{\dfrac{2c+abc+1}{c}}=\dfrac{2{{a}}c+1}{abc+2c+1} \\ \end{align}\)
4. Giải bài 2.18 trang 109 SBT Giải tích 12
Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau :
A. \( \log_3\dfrac 6 5 < \log_3\dfrac 5 6\)
B. \( \log_{\frac 1 3}17 > \log_{\frac 1 3}9\)
C. \(\log_{\frac 1 2}e<\log_{\frac 1 2}\pi\)
D. \(\log_2\dfrac{\sqrt 5} 2 > \log_2\dfrac{\sqrt 3} 2\)
Phương pháp giải
Với \(a > 1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\)
Với \(0< a<1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\)
Hướng dẫn giải
Vì 3 > 1 và \(\dfrac 6 5 > \dfrac 5 6\) nên \( \log_3\dfrac 6 5 >\log_3\dfrac 5 6\)
A - sai
Vì \(0<\dfrac 1 3 <1\) nên \( \log_{\frac 1 3}17 < \log_{\frac 1 3}9\)
B - sai
Vì \(0<\dfrac 1 2 <1\) và \(e< \pi\) nên \(\log_{\frac 1 2}e>\log_{\frac 1 2}\pi\)
C - sai
Vì 2 > 1 và \(\dfrac{\sqrt 5} 2 > \dfrac{\sqrt 3} 2\) nên \(\log_2\dfrac{\sqrt 5} 2 > \log_2\dfrac{\sqrt 3} 2\)
D - đúng
Chọn D.
5. Giải bài 2.19 trang 109 SBT Giải tích 12
Tính giá trị bằng số của biểu thức \(\log_{a^2}a\,\,\,(a>0, a\ne 1)\)
A. 2
B. -2
C. \(\dfrac 1 2\)
D. \(-\dfrac 1 2\)
Phương pháp giải
Với \(a > 1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\)
Với \(0< a<1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\)
Hướng dẫn giải
\(\log_{a^2}a=\dfrac 1 2 \log_aa=\dfrac 1 2\)
Chọn C.
6. Giải bài 2.20 trang 109 SBT Giải tích 12
Tính giá trị bằng số của biểu thức \(\ln\dfrac 1 e\)
A. 1
B. -1
C. \(\dfrac 1 e\)
D. \(-\dfrac 1 e\)
Phương pháp giải
Áp dụng
\(\ln e=1\\ a^{\log_ab}=b\)
Hướng dẫn giải
\(\ln\dfrac 1 e =\ln {e^{-1}}=-1\ln e=-1\)
Chọn B
7. Giải bài 2.21 trang 109 SBT Giải tích 12
Tính giá trị bằng số của biểu thức \(9^{\log_32}\)
A. 2
B. 4
C. \(\dfrac 1 3\)
D. \( \dfrac 1 2\)
Phương pháp giải
Áp dụng
\(\ln e=1\\ a^{\log_ab}=b\)
Hướng dẫn giải
\(9^{\log_32}=(3^2)^{\log_32}=(3^{\log_32})^2=2^2=4\)
Chọn B
8. Giải bài 2.22 trang 110 SBT Giải tích 12
Tính giá trị bằng số của biểu thức \(4^{\log_{\sqrt 2}3}\)
A. 81
B. 9
C. \(\dfrac 1 3\)
D. \(\dfrac 1 {27}\)
Phương pháp giải
Sử dụng công thức \(\displaystyle {a^{{{\log }_a}b}} = b\) và \(\displaystyle {\log _{{a^n}}}b = \frac{1}{n}{\log _a}b\) với \(\displaystyle 0 < a \ne 1,b > 0\)
Hướng dẫn giải
\({{4}^{{{\log }_{\sqrt{2}}}3}}={{\left( {{2}^{2}} \right)}^{2{{\log }_{2}}3}}={{2}^{4{{\log }_{2}}3}}={{\left( {{2}^{{{\log }_{2}}3}} \right)}^{4}}={{3}^{4}}=81\)
Chọn A.
9. Giải bài 2.23 trang 110 SBT Giải tích 12
Tìm số dương trong các số sau đây.
A. \( \log_{\frac 2 e}1,25\)
B. \(\log_{\frac 1 3}0,25\)
C. \( \ln \dfrac 1 {e^2}\)
D. \(\log_{\frac 1 e} 3\)
Phương pháp giải
Sử dụng tính chất so sánh logarit:
+ Nếu \(\displaystyle a > 1\) thì \(\displaystyle {\log _a}m < {\log _a}n \Leftrightarrow m < n\)
+ Nếu 0 < a < 1 thì \(\displaystyle {\log _a}m < {\log _a}n \Leftrightarrow m > n\)
Hướng dẫn giải
\(\dfrac 2 e < 1\Rightarrow \log_{\frac 2 e}1,25<\log_{\frac 2 e }1=0\)
\(\dfrac 1 3 < 1\Rightarrow {{\log }_{\frac{1}{3}}}0,25>{{\log }_{\frac{1}{3}}}1=0 \)
\(\ln \dfrac{1}{{{e}^{2}}}=\ln {{e}^{-2}}=-2 \)
\(\dfrac 1 e < 1\Rightarrow{{\log }_{\frac{1}{e}}}3<{{\log }_{\frac{1}{e}}}1=0 \)
Chọn B
10. Giải bài 2.24 trang 110 SBT Giải tích 12
Tìm số âm trong các số sau đây
A. \( \log_2 3\)
B. \(\ln\sqrt e\)
C. \( \lg 2,5\)
D. \( \log_30,3\)
Phương pháp giải
Sử dụng tính chất so sánh logarit:
+ Nếu \(\displaystyle a > 1\) thì \(\displaystyle {\log _a}m < {\log _a}n \Leftrightarrow m < n\)
+ Nếu 0 < a < 1 thì \(\displaystyle {\log _a}m < {\log _a}n \Leftrightarrow m > n\)
Hướng dẫn giải
\(\log_23>\log_21=0\\ \ln\sqrt e=\dfrac 1 2\\ \lg2,5>\lg1=0\\ \log_30,3=\log_3\dfrac 3 {10}=\log_33-\log_3{10}<0\)
Chọn D.
11. Giải bài 2.25 trang 110 SBT Giải tích 12
Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A. \(\log_23> \log_3 2\)
B. \(\log_{\frac 1 2}4=\log_3\dfrac 1 9\)
C. \( \log_43<\log_34\)
D. \(\log_23<\log_34\)
Phương pháp giải
Với \(a > 1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\)
Với \(0< a<1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\)
Hướng dẫn giải
\(\begin{aligned} & \left\{ \begin{align} & {{\log }_{2}}3>{{\log }_{2}}2=1 \\ & {{\log }_{3}}2<{{\log }_{3}}3=1 \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{\log }_{2}}3>{{\log }_{3}}2 \\ & \left\{ \begin{aligned} & {{\log }_{\frac{1}{2}}}4=-{{\log }_{2}}4=-2 \\ & {{\log }_{3}}\dfrac{1}{9}=-2 \\ \end{aligned} \right.\Rightarrow {{\log }_{\dfrac{1}{2}}}4={{\log }_{3}}\dfrac{1}{9} \\ & {{\log }_{4}}3<1<{{\log }_{3}}4 \\ \end{aligned} \)
Chọn D
12. Giải bài 2.26 trang 110 SBT Giải tích 12
Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau :
A. \(4^{\log_2 3}<4^{\log_32}\)
B. \(\log_24=\log_4 2\)
C. \(\log_3\dfrac 3 5>\log_3\dfrac 2 3\)
D. \(\log_{\frac 3 4} 5>\log_{\frac 3 4}6\)
Phương pháp giải
Với \(a > 1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\)
Với \(0< a<1\)
\(b>c\Rightarrow \log_ab<\log_ac\\ b< c\Rightarrow \log_ab>\log_ac\)
Hướng dẫn giải
\(\begin{align} & {{\log }_{2}}3>{{\log }_{3}}2\Leftrightarrow {{4}^{{{\log }_{2}}3}}>{{4}^{{{\log }_{3}}2}} \\ & {{\log }_{2}}4=2>{{\log }_{4}}2=\frac{1}{2} \\ & \frac{3}{4}<1\Rightarrow {{\log }_{\frac{3}{4}}}5>{{\log }_{\frac{3}{4}}}6 \\ \end{align} \)
Chọn D
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Lôgarit Toán 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 1: Lũy thừa
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 2: Hàm số lũy thừa
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 4: Hàm số mũ. Hàm số lôgarit
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 5: Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 6: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit