Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 4: Đường tiệm cận
eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập bài Đường tiệm cận trang 24, 25 SBT Toán 12 bên dưới đây. Thông qua tài liệu này các em vừa ôn tập được kiến thức vừa nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả để từ đó có phương pháp học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1.47 trang 24 SBT Giải tích 12
2. Giải bài 1.48 trang 24 SBT Giải tích 12
3. Giải bài 1.49 trang 24 SBT Giải tích 12
4. Giải bài 1.50 trang 25 SBT Giải tích 12
5. Giải bài 1.51 trang 25 SBT Giải tích 12
6. Giải bài 1.52 trang 25 SBT Giải tích 12
7. Giải bài 1.53 trang 25 SBT Giải tích 12
1. Giải bài 1.47 trang 24 SBT Giải tích 12
Tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị mỗi hàm số sau:
a) \(y=\dfrac{2x-1}{x+2}\)
b) \(y=\dfrac{3-2x}{3x+1}\)
c) \(y=\dfrac{5}{2-3x}\)
d) \(y=\dfrac{-4}{x+1}\)
Phương pháp giải
- Tiệm cận đứng: Đường thẳng x = x0 được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 4 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = - \infty \end{array} \right.\)
- Tiệm cận ngang: Đường thẳng y = y0 được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = {y_0}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = {y_0}\end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải
a) \(y=\dfrac{2x-1}{x+2} \)
Ta có \(\underset{x\to -{{2}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2x-1}{x+2}=-\infty ,\,\,\underset{x\to -{{2}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2x-1}{x+2}=+\infty\) nên đường thẳng \(x=-2\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Vì \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{2x-1}{x+2}=\,\,\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{2-\dfrac{1}{x}}{2+\dfrac{2}{x}}=2\) nên đường thẳng \(y=2\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
b) Từ \(\underset{x\to {{\left( -\frac{1}{3} \right)}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{3-2x}{3x+1}=+\infty ,\,\,\underset{x\to {{\left( -\frac{1}{3} \right)}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{3-2x}{3x+1}=-\infty\) , ta có \(x=-\dfrac{1}{3}\) là tiệm cận đứng.
Vì \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{3-2x}{3x+1}=\,\,\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{\dfrac{3}{x}-2}{3+\dfrac{1}{x}}=-\dfrac{2}{3}\) nên đường thẳng \(y=-\dfrac{2}{3}\) là tiệm cận ngang.
c) Vì \(\underset{x\to {{\left( \frac{2}{3} \right)}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{5}{2-3x}=-\infty ,\,\,\underset{x\to {{\left( \frac{2}{3} \right)}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{5}{2-3x}=+\infty\) nên \(x=\dfrac{2}{3}\) là tiệm cận đứng.
Do \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{5}{2-3x}=\,\,0\) nên \(y=0\) là tiệm cận ngang.
d) Do \(\underset{x\to -{{1}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{-4}{x+1}=-\infty ,\,\,\underset{x\to -{{1}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{-4}{x+1}=+\infty\) nên \(x=-1\) là tiệm cận đứng.
Vì \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{-4}{x+1}=\,\,0\) nên \(y=0\) là tiệm cận ngang.
2. Giải bài 1.48 trang 24 SBT Giải tích 12
Tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số sau:
a) \(y=\dfrac{{{x}^{2}}-x-2}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}\)
b) \(y=\dfrac{{{x}^{2}}+3x}{{{x}^{2}}-4}\)
c) \(y=\dfrac{2-x}{{{x}^{2}}-4x+3}\)
d) \(y=\dfrac{3x+\sqrt{{{x}^{2}}+1}}{2+\sqrt{3{{x}^{2}}+2}}\)
e) \(y=\dfrac{5x-1-\sqrt{{{x}^{2}}-2}}{x-4}\)
Phương pháp giải
- Tiệm cận đứng: Đường thẳng x = x0 được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 4 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = - \infty \end{array} \right.\)
- Tiệm cận ngang: Đường thẳng y = y0 được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = {y_0}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = {y_0}\end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải
a) Vì \(\underset{x\to {{1}^{\pm }}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}-x-2}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}=-\infty\) nên x = 1 là tiệm cận đứng.
Từ \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}-x-2}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}=\,\,\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{1-\dfrac{1}{x}-\dfrac{2}{{{x}^{2}}}}{{{\left( 1-\dfrac{1}{x} \right)}^{2}}}=1\) suy ra y=1 là tiệm cận ngang.
b) Vì \(\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}+3x}{{{x}^{2}}-4}=\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}+3x}{\left( x-2 \right)\left( x+2 \right)}=+\infty\) và \(\underset{x\to {{2}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}+3x}{\left( x-2 \right)\left( x+2 \right)}=-\infty\) nên x=2 là tiệm cận đứng.
Do \(\underset{x\to -{{2}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}+3x}{{{x}^{2}}-4}=+\infty ;\underset{x\to -{{2}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}+3x}{\left( x-2 \right)\left( x+2 \right)}=-\infty\) nên x=-2 là tiệm cận đứng thứ hai.
Ta lại có \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{{{x}^{2}}+3x}{{{x}^{2}}-4}=\,\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{1+\dfrac{3}{x}}{1-\dfrac{4}{{{x}^{2}}}}=1\) nên y=1 là tiệm cận ngang.
c) Do \(\underset{x\to {{1}^{\pm }}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2-x}{{{x}^{2}}-4x+3}=\underset{x\to {{1}^{\pm }}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2-x}{\left( x-1 \right)\left( x-3 \right)}=\mp \infty\) nên x=1 là tiệm cận đứng.
Mặt khác, \(\underset{x\to {{3}^{\pm }}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2-x}{{{x}^{2}}-4x+3}=\mp \infty\) nên x=3 cũng là tiệm cận đứng.
Vì \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{2-x}{{{x}^{2}}-4x+3}=0\) nên y=0 là tiệm cận ngang.
d) TXĐ: R
Từ \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{3+\sqrt{1+\dfrac{1}{{{x}^{2}}}}}{\dfrac{2}{x}+\sqrt{3+\dfrac{2}{{{x}^{2}}}}}=\dfrac{4}{\sqrt{3}}=\dfrac{4\sqrt{3}}{3}\)
\(\underset{x\to -\infty }{\mathop{lim }}\,y=\underset{x\to -\infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{3-\sqrt{1+\dfrac{1}{{{x}^{2}}}}}{\dfrac{2}{x}-\sqrt{3+\dfrac{2}{{{x}^{2}}}}}=-\dfrac{2}{\sqrt{3}}=-\dfrac{2\sqrt{3}}{3}\)
Suy ra đồ thị hàm số có các tiệm cận ngang:
\(y=\dfrac{4\sqrt{3}}{3}\,\,\,khi\,\,x\to +\infty\)
\(y=-\dfrac{2\sqrt{3}}{3}\,\,\,khi\,\,x\to -\infty \)
Đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng.
e) TXĐ: \(D=\left( -\infty ;-\sqrt{2} \right)\cup \left( \sqrt{2};4 \right)\cup \left( 4;+\infty \right)\)
Do \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{5-\dfrac{1}{x}-\sqrt{1-\dfrac{2}{{{x}^{2}}}}}{1-\dfrac{4}{x}}=4\)
\(\underset{x\to -\infty }{\mathop{lim }}\,y=\underset{x\to -\infty }{\mathop{lim }}\,\dfrac{5-\dfrac{1}{x}+\sqrt{1-\dfrac{2}{{{x}^{2}}}}}{1-\dfrac{4}{x}}=6\)
Cho nên đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang
\(y=4\,\,\,khi\,\,x\to +\infty \)
\(y=6\,\,\,khi\,\,x\to -\infty\)
Vì \(\underset{x\to {{4}^{\pm }}}{\mathop{lim }}\,y=\underset{x\to {{4}^{\pm }}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{5x-1-\sqrt{{{x}^{2}}-2}}{x-4}=\pm \infty\)
Cho nên đường thẳng x=4 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
3. Giải bài 1.49 trang 24 SBT Giải tích 12
a) Cho hàm số \(y=\dfrac{3-x}{x+1}\) có đồ thị H (H.1.1)
Chỉ ra một phép biến hình biến (H) thành (H') có tiệm cận ngang \(y=2\) và tiệm cận đứng \(x=2\).
b) Lấy đối xứng (H') qua gốc O, ta được hình (H''). Viết phương trình của (H'').
Phương pháp giải
Nhận xét cách tịnh tiến đồ thị dựa vào các tịnh tiến các đường tiệm cận. Từ đó viết công thức hàm số mới.
Hướng dẫn giải
a)Từ đồ thị (H) (H.1.1), để có hình (H’) nhận \(y=2\) là tiệm cận ngang và \(x=2\) là tiệm cận đứng, ta tịnh tiến đồ thị (H) song song với trục Oy lên trên 3 đơn vị, sau đó tịnh tiến song song với trục Ox về bên phải 3 đơn vị, ta được các hàm số tương đường sau:
\(\begin{align} & y=f\left( x \right)=\dfrac{3-x}{x+1}+3=\dfrac{3-x+3x+3}{x+1}=\dfrac{2x+6}{x+1} \\ & y=g\left( x \right)=\dfrac{2\left( x-3 \right)+6}{x-3+1}=\dfrac{2x}{x-2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( H' \right) \\ \end{align}\)
b) Lấy đối xứng hình (H’) qua gốc O, ta được hình (H’’) có phương trình là
\(y=h\left( x \right)=-\dfrac{-2\left( -x \right)}{\left( -x \right)-2}=-\dfrac{-2x}{-2-x}=-\dfrac{2x}{x+2} \)
4. Giải bài 1.50 trang 25 SBT Giải tích 12
Số tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{3x+1}{3-2x}\) là:
A. 0 |
B. 1 |
C. 2 |
D. 3 |
Phương pháp giải
- Tiệm cận đứng: Đường thẳng x = x0 được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 4 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = - \infty \end{array} \right.\)
- Tiệm cận ngang: Đường thẳng y = y0 được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = {y_0}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = {y_0}\end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải
Đồ thị hàm số có hai tiệm cận.
Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là \(y=-\dfrac{3}{2}\) và tiệm cận đứng là \(x=\dfrac{3}{2}\).
Chọn C
5. Giải bài 1.51 trang 25 SBT Giải tích 12
Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{2x^2-x+2}{x^2-5}\) là:
A. \(x=2\) |
B. \(x=\pm \sqrt{5}\) |
C. \(x=\pm 1\) |
D. \(x=3\) |
Phương pháp giải
Tiệm cận đứng: Đường thẳng x = x0 được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 4 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = - \infty \end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải
TXĐ: \(\mathbb{R}\backslash \left\{ \pm \sqrt{5} \right\} \)
Vì \(\underset{x\to {{\sqrt{5}}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2{{x}^{2}}-x+2}{{{x}^{2}}-5}=+\infty ,\,\,\underset{x\to {{\sqrt{5}}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2{{x}^{2}}-x+2}{{{x}^{2}}-5}=-\infty\) nên \(x=\sqrt{5}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Vì \(\underset{x\to {{\left( -\sqrt{5} \right)}^{+}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2{{x}^{2}}-x+2}{{{x}^{2}}-5}=+\infty ,\,\,\underset{x\to {{\left( -\sqrt{5} \right)}^{-}}}{\mathop{lim }}\,\dfrac{2{{x}^{2}}-x+2}{{{x}^{2}}-5}=-\infty\) nên \(x=-\sqrt{5}\) là tiệm cận đứng thứ hai của đồ thị hàm số.
Vậy \(x=\pm \sqrt{5}\) là các tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Chọn B
6. Giải bài 1.52 trang 25 SBT Giải tích 12
Tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{-3}{x-2}\) là:
A. \(x=2,y=0\) |
B. \(x=0,y=2\) |
C. \(x=1,y=1\) |
D. \(x=-2,y=-3\) |
Phương pháp giải
- Tiệm cận đứng: Đường thẳng x = x0 được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 4 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = - \infty \end{array} \right.\)
- Tiệm cận ngang: Đường thẳng y = y0 được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = {y_0}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = {y_0}\end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( { - \dfrac{3}{{x - 2}}} \right) = - \infty \) nên \(x = 2\) là đường tiệm cận đứng.
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( { - \dfrac{3}{{x - 2}}} \right) = 0\) nên \(y = 0\) là đường tiệm cận ngang.
Chọn A.
7. Giải bài 1.53 trang 25 SBT Giải tích 12
Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{{{x}^{2}}-12x+27}{{{x}^{2}}-4x+5}\) là:
A. \(y=1\) |
B. \(y=5\) |
C. \(y=3\) |
D. \(y=10\) |
Phương pháp giải
Tiệm cận ngang: Đường thẳng y = y0 được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau:
\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = {y_0}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = {y_0}\end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \dfrac{{{x^2} - 12x + 27}}{{{x^2} - 4x + 5}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \dfrac{{1 - \dfrac{{12}}{x} + \dfrac{{27}}{{{x^2}}}}}{{1 - \dfrac{4}{x} + \dfrac{5}{{{x^2}}}}} = 1\) nên y = 1 là đường tiệm cận ngang.
Chọn A.
8. Giải bài 1.54 trang 25 SBT Giải tích 12
Cho hàm số \(y=\dfrac{3x-1}{x+4}\). Gọi I là giao điểm của hai tiệm cận. Tính OI.
A. 3 |
B. 6 |
C. 5 |
D. 2 |
Phương pháp giải
- Tìm phương trình hai đường tiệm cận.
- Tìm giao điểm I và suy ra khoảng cách.
Hướng dẫn giải
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{3x - 1}}{{x + 4}} = 3\) nên y = 3 là đường tiệm cận ngang.
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 4} \right)}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 4} \right)}^ + }} \dfrac{{3x - 1}}{{x + 4}} = - \infty\) nên x = - 4 là đường tiệm cận đứng.
Do đó \(I\left( { - 4;3} \right)\) là giao điểm hai đường tiệm cận.
\(\Rightarrow OI = \sqrt {{{\left( { - 4} \right)}^2} + {3^2}} = 5\)
Chọn C.
9. Giải bài 1.55 trang 25 SBT Giải tích 12
Đồ thị hàm số nào sau đây có hai tiệm cận tạo với hai trục tọa độ một tứ giác có diện tích bằng 12?
A. \(y=\dfrac{3x+2}{x-2}\)
B. \(y=\dfrac{2x-3}{1-x}\)
C. \(y=\dfrac{x-2}{x+5}\)
D. \(y=\dfrac{3x+7}{x-4}\)
Phương pháp giải
- Tìm các đường tiệm cận của mỗi đò thị hàm số, sử dụng lý thuyết:
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\left( {ad - bc \ne 0} \right)\) có TCĐ \(x = - \dfrac{d}{c}\) và TCN \(y = \dfrac{a}{c}\)
- Tính diện tích hình chữ nhật tạo thành và kết luận.
Hướng dẫn giải
Đáp án A: Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3x + 2}}{{x - 2}}\) có đường TCĐ x = 2 và TCN y = 3.
Diện tích hình chữ nhật tạo thành là: 2.3 = 6. Đáp án A sai.
Đáp án B: Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{1 - x}}\) có đường TCĐ x = 1 và TCN y = - 2.
Diện tích hình chữ nhật tạo thành là: 2.1 = 2. Đáp án B sai.
Đáp án C: Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x - 2}}{{x + 5}}\) có đường TCĐ x = - 5 và TCN y = 1.
Diện tích hình chữ nhật tạo thành là: 5.1 = 5. Đáp án C sai.
Đáp án D: Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3x + 7}}{{x - 4}}\) có đường TCĐ x = 4 và TCN y = 3.
Diện tích hình chữ nhật tạo thành là: 4.3 = 12. Đáp án D đúng.
Chọn D.
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Đường tiệm cận Toán 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 2: Cực trị của hàm số
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 3: Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
- doc Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số