Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 6 Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập Địa lí 9. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 19 SBT Địa lí 9
Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
1. Nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới nền kinh tế từ năm
A.1975. B. 1985.
C. 1986. D. 1990.
2. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế
A. APEC, ASEAN, OPEC.
B. EEC, OPEC, OEDC.
C. OEDC, WTO, EEC
D. ASEAN, APEC, WTO
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:
- Nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới nền kinh tế từ năm 1990.
- Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế OEDC, WTO, EEC
Gợi ý trả lời
1 - D
2 - C
2. Giải bài 2 trang 20 SBT Địa lí 9
Cho biết cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng nào?
Phương pháp giải
Để xác định xu hướng chuyển dich của cơ cấu ngành kinh tế nước ta, cần nắm:
- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp không ngừng giảm
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên nhanh nhất
- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh
Gợi ý trả lời
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này rõ nhất.
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.
- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt.
3. Giải bài 3 trang 20 SBT Địa lí 9
Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:
NHỮNG THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Phương pháp giải
Dựa vào tình hình nền kinh tế nước ta để chỉ ra những thành tựu và thách thức:
- Thành tựu:
+ Tăng trưởng kinh tế
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng có lợi
+ Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm
+ Xuất khẩu và thu hút đầu tư
- Thách thức:
+ Nghèo nàn, lạc hậu
+ Tài nguyên dần cạn kiệt
+ Vấn đề việc làm
Gợi ý trả lời
NHỮNG THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
4. Giải bài 4 trang 20 SBT Địa lí 9
Dựa vào hình 6.2. Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, tr. 21 SGK, hãy:
a) Kể tên các vùng kinh tế ở nước ta.
b) Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Phương pháp giải
Dựa vào kĩ năng đọc lược đồ để xác định:
- Các vùng kinh tế ở nước ta: 7 vùng kinh tế
- Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Gợi ý trả lời
a) Các vùng kinh tế nước ta gồm 7 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
5. Giải bài 5 trang 21 SBT Địa lí 9
Cho bảng 6:
Bảng 6. CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2010 (Đơn vị: %)
a) Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta.
Phương pháp giải
a) Dựa vào số liệu về cơ cấu GDP để vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2010
b) Từ biểu đồ đã vẽ để nhận xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế: khá đa dạng nhưng chưa đồng đều:
- Kinh tế Nhà nước: chiếm tỉ trọng cao nhất
- Kinh tế cá thể: khá lớn
- Các thành phần kinh tế còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn
Gợi ý trả lời
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002 khá đa dạng nhưng chưa đồng đều:
- Kinh tế Nhà nước: chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%).
- Kinh tế cá thể: khá lớn (31,6%).
- Các thành phần kinh tế còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn: KT có vốn đầu tư nước ngoài (13,7%), Kinh tế tư nhân (8,3%) và thấp nhất là kinh tế tập thể (8,0%).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế