Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tài nguyên Việt Nam

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách SBT Địa lí 8 Bài 39 Đặc điểm chung của tài nguyên Việt Nam được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây, mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tài nguyên Việt Nam

1. Giải bài 1 trang 95 SBT Địa lí 8

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên Việt Nam được thể hiện ở các yếu tố tự nhiên như thế nào? (Hoàn thành sơ đồ theo gợi ý dưới đây để trả lời câu hỏi)

Phương pháp giải

Cần nắm được các yếu tố tự nhiên của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên Việt Nam:

- Địa hình

- Khí hậu

- Sông ngòi

- Thủy văn

- Hệ sinh thái

Gợi ý trả lời

2. Giải bài 2 trang 95 SBT Địa lí 8

Dựa vào hình 12 lược đồ hành chính Việt Nam, em hãy:

a) Ghi tên Biển, vịnh tiếp giáp với phần đất liền Việt Nam.

b) Đánh số thứ tự các tỉnh, thành phố có đường biên giới biển (Thứ tự từ Bắc vào Nam). Cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển.

c) Kết hợp với vốn hiểu biết của mình nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới tự nhiên nước ta.

Phương pháp giải

- Dựa vào lược đồ đã cho để xác định biển, vịnh tiếp giáp với phần đất liền Việt Nam và các tỉnh, thành phố có đường biên giới biển.

- Để chỉ ra ảnh hưởng của biển Đông tới tự nhiên nước ta cần ghi nhớ:

+ Tính chất ẩm

+ Các dạng địa hình ven biển.

+ Các hệ sinh thái vùng ven biển

+ Tài nguyên vùng biển

+ Thiên tai

Gợi ý trả lời

a)

- Biển giáp với Việt Nam: Biển Đông.

- Vịnh giáp với Việt Nam: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.

b) Nước ta có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo.

c) Ảnh hưởng của Biển Đông tới tự nhiên nước ta:

- Tạo nên tính chất ẩm cho khí hậu nước ta. 

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu,...

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: rừng ngập mặn,...

- Tài nguyên vùng biển: khoáng sản và hải sản.

- Thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

3. Giải bài 3 trang 97 SBT Địa lí 8

Dựa vào biểu đồ dưới đây:

Em hãy:

a. Nêu nhận xét về tỉ lệ diện tích đồng bằng và đồi núi ở nước ta

b. Kết hợp với vốn hiểu biết, nêu thuận lợi và khó khăn của vùng đồi núi vùng đồng bằng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Phương pháp giải

a) Dựa vào tỉ lệ phần trăm về diện tích đồng bằng và đồi núi để nhận xét:

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. 

- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ.

b) Để chỉ ra  thuận lợi và khó khăn của vùng đồi núi vùng đồng bằng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cần dựa vào yếu tố:

- Địa hình

- Đất đai

- Tài nguyên

- Sông ngòi

- Thiên tai

Gợi ý trả lời

a) Nhận xét:

- Đồi núi là chủ yếu, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ (25%)

b)

- Miền núi:

+ Thuận lợi:

  • Đất đai: đất ferlit ở vùng đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích tự nhiên, thích hợp cho phát triển cây cô nghiệp lâu năm và cây hằng năm, trồng rừng. Các đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc. (vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên).
  • Giàu tài nguyên khoáng sản, cho phép vùng phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoảng sản. (Trung du miền núi Bắc Bộ)
  • Rừng cung cấp gỗ.
  • Sông ngòi có giá trị thủy điện lớn, phát triển giao thông. (sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Xê Xan…)
  • Nhiều phong ảnh đẹp phát triển du lịch sinh thái, các hang động cacxtơ…

+ Khó khăn:

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, núi cao, sông sâu, vực thẳm.
  • Khí hậu thời tiết khắc nghiệt.
  • Đường sá khó xây dựng, bảo dưỡng.
  • Dân cư thưa thớt và phân tán.

- Đồng bằng:

+ Thuận lợi:

  • Địa hình bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng.
  • Đất phù sa màu mỡ thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
  • Các nguồn tài nguyên khác: thủy sản, khoáng sản, lâm sản cũng khá dồi dào.

+ Khó khăn: Thiên tai như bão, lụt, hạn hán,...

4. Giải bài 4 trang 97 SBT Địa lí 8

Hoàn thành sơ đồ sau:

Phương pháp giải

Cần nắm rõ đặc điểm của sự phân hóa của tự nhiên nước ta:

- Theo chiều Bắc- Nam: khí hậu, cảnh quan

- Từ thấp lên cao: 3 đai (nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới, ôn đới)

- Từ Tây sang đông: 3 dải (vùng biển- thềm lục địa, đồng bằng, đồi núi)

Gợi ý trả lời

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM