Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi được eLib sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 54 SBT Địa lí 7
a) Hãy tính nhiệt độ của điểm A và B trong hình 3
b) Nêu sự thay đổi của nhiệt độ nói riêng và của khí hậu nói chung theo độ cao.
Phương pháp giải
- Để tính nhiệt độ của điểm A và B cần ghi nhớ:
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lên cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,60C
+ Nhiệt độ tại điểm A = 18 - (Khoảng cách AC.0,6)/100
+ Nhiệt độ tại điểm B = 18 - (Khoảng cách BC.0,6)/100
- Sự thay đổi của nhiệt độ và khí hậu theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,60C.
Gợi ý trả lời
a) Ta biết, càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lên cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,60C.
Từ chân núi lên đến điểm A là 5000m và biết ở độ cao 1000m nhiệt độ là 180C. Khoảng cách giữa điểm A và điểm C là 4000m.
Như vậy, ta tính được:
- Số nhiệt độ giảm khi đi từ 1000m lên 5000m là: (4000m x 0,6) : 100 = 240C.
- Nhiệt độ ở điểm A là: 18 – 24= - 60C.
Tương tự, ta tính được nhiệt độ ở điểm B là:
- Số nhiệt độ giảm khi đi từ 1000m lên 3000m là: (2000 x 0,6) : 100 = 120C.
- Nhiệt độ ở điểm B là: 18 – 12 = 60C.
Kết luận: Nhiệt độ tại điểm A và B lần lượt là: - 60C và 60C.
b) Sự thay đổi của nhiệt độ nói riêng và của khí hậu nói chung theo độ cao: Ở vùng núi, khí hậu thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,60C.
2. Giải bài 2 trang 55 SBT Địa lí 7
Hoàn thành tiếp sơ đồ dưới đây:
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về đặc điểm của môi trường vùng núi:
- Theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- Hướng của sườn núi: sườn đón gió có mưa, cây cối tốt hơn sườn khuất gió
Gợi ý trả lời
3. Giải bài 3 trang 55 SBT Địa lí 7
Với các ô chữ dưới đây:
a) Hãy điền cụm từ thích hợp vào ô trống và sắp xếp các ô chữ theo trình tự đúng để chỉ sự thay đổi của thảm thực vật từ vĩ độ thấp (xích đạo) đến vĩ độ cao (cực).
b) Sắp xếp các ô chữ theo trình tự đúng để chỉ sự thay đổi của thảm thực vật từ thấp lên cao và điền cụm từ thích hợp vào ô để trống.
c) So sánh sự thay đổi của thực vật theo vĩ độ và độ cao
Phương pháp giải
- Cần nắm được sự thay đổi của thảm thực vật từ:
+ Vĩ độ thấp (xích đạo) đến vĩ độ cao (cực)
+ Thấp lên cao
- Dựa vào thứ tự thảm thực vật được sắp xếp ở trên để so sánh: sự thay đổi của thực vật theo vĩ độ và độ cao giống nhau
Gợi ý trả lời
a)
b)
c) Sự thay đổi của thực vật theo vĩ độ và độ cao:
- Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao và vĩ độ: các vành đai thực vật thay đổi giống như khi ta đi từ xích đạo về cực: rừng rậm nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.
4. Giải bài 4 trang 56 SBT Địa lí 7
Hãy tìm cụm từ, ghi vào ô trống trong sơ đồ sau:
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung các từ gợi ý để xác định cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Gợi ý trả lời
Tham khảo thêm