Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 113 SBT Địa lí 12
Quan sát lược đồ vùng Tây Nguyên dưới đây, hãy điền:
- Tên các tỉnh được đánh số trong lược đồ:
- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ
Phương pháp giải
Dựa vào lược đồ vùng Tây Nguyên đối chiếu với lược đồ trống ở trên để xác định được tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên và các vùng tiếp giáp với Tây Nguyên.
Gợi ý trả lời
- Tên các tỉnh được đánh số trong lược đồ:
1. Cao Nguyên Kon Tum
2. Cao Nguyên Plâyku
3. Cao Nguyên Đắc Lắk
4. Cao Nguyên Đắc Nông
5. Cao Nguyên Lâm Đồng
- Tên các vùng trong bản đồ:
+ Vùng A: Nam Trung Bộ
+ Vùng B: Đông Nam Bộ
2. Giải bài 2 trang 113 SBT Địa lí 12
Dựa vào hình 37.1 SGK, Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày thực trạng phát triển các cây công nghiệp, khai thác và chế biến lâm sản của vùng Tây Nguyên.
- Thế mạnh
- Tình hình sản xuất và phân bố
- Biện pháp giải quyết
Phương pháp giải
Dựa vào kĩ năng phân tích lược đồ kết hợp với kiến thức về:
a) Thực trạng phát triển các cây công nghiệp:
- Thế mạnh: đất bazan, khí hậu cận xích đạo, độ che phủ rừng, quặng bô-xit, trữ năng thủy điện,...
- Tình hình sản xuất và phân bố: cây công nghiệp nhiệt đới, cây cà phê, cao su,...
- Biện pháp giải quyết
+ Quy hoạch, mở rộng diện tích
+ Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
+ Đẩy mạnh khâu chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu.
b) Khai thác và chế biến lâm sản:
- Thế mạnh: nhiều rừng gỗ quý, diện tích rừng
- Tình hình sản xuất và phân bố: sản lượng gỗ khai thác, diện tích rừng
- Biện pháp giải quyết
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lý
+ Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.
+ Phát triển công nghiệp chế biến gỗ
Gợi ý trả lời
a) Thực trạng phát triển các cây công nghiệp:
- Thế mạnh:
+ Đất bazan giàu dinh dưỡng với diện tích lớn nhất cả nước
+ Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao -> tiềm năng to lớn về nông nghiệp
+ Diện tích rừng và độ che phủ rừng cao nhất nước ta
+ Không nhiều khoáng sản nhưng có quặng bô-xit với trữ lượng hàng tỷ tấn
+ Trữ năng thủy điện tương đối lớn trên các sông: Xê Xan, Xrê Pok, thượng nguồn sông Đồng Nai.
+ Có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú
- Tình hình sản xuất và phân bố
+ Cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,…) khá thuận lợi.
+ Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Đăk Lak là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha).
- Chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn: ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng;
- Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đăk Lak.
+ Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đăk Lak.
- Biện pháp giải quyết
+ Quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
+ Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.
+ Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
b) Khai thác và chế biến lâm sản:
- Thế mạnh:
+ Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gu mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…).
+ Vào đầu thập kỷ 90, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
- Tình hình sản xuất và phân bố
+ Vào đầu thập kỷ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ đứng đầu cả nước.
+ Sản lượng gỗ khai thác hiện nay khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm . Phần lớn gỗ khai thác đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến, gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.
+ Diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp
- Biện pháp giải quyết
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
+ Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.
+ Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
3. Giải bài 3 trang 115 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào hình 37.2 SGK, Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a) Hoàn thành bảng sau:
b) Nêu ý nghĩa của việc phát triển các hệ thống bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên
Phương pháp giải
a) Dựa vào kĩ năng quan sát lược đồ để xác định:
- Tình trạng
- Công suất
- Nơi phân bố của các nhà máy thủy điện
b) Để nêu lên ý nghĩa của việc phát triển các hệ thống bậc thang thủy điện, dựa vào lợi ích của hệ thống bậc thang thủy điện mang lại cho việc:
- Khai thác khoáng sản
- Cung cấp nguồn nước
- Du lịch
- Nuôi trồng thủy sản
Gợi ý trả lời
a)
b)
Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên
- Việc xây dựng các công trình thủy điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.
- Các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.
4. Giải bài 4 trang 115 SBT Địa lí 12
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:
a) Tên các cao nguyên ở Tây Nguyên
b) Các các cao nguyên ở Tây Nguyên và phân bố
c) Các điểm công nghiệp và các ngành công nghiệp ở mỗi điểm
Phương pháp giải
Dựa vào kĩ năng đọc bản đồ để xác định các cao nguyên, các cao nguyên, điểm công nghiệp và các ngành công nghiệp ở mỗi điểm theo yêu cầu đề bài.
Gợi ý trả lời
a) Các cao nguyên ở Tây Nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh, Kon Plông, Buôn Ma Thuật, Mơ Nông, Kon Hà Nừng.
b) Khoáng sản ở Tây Nguyên: Bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn
c) Xây dựng 24 khu công nghiệp và 74 cụm công nghiệp, gồm các ngành:
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, năng lượng, sản xuất thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất phân vi sinh, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, may, da giày, cơ khí, sản xuất thiết bị chế biến, thiết bị giao thông, máy nông nghiệp, lắp ráp máy nông nghiệp.
- Các khu công nghiệp trọng điểm gồm: Hòa Bình, Sao Mai, Bờ Y, Trà Đa, Tây Pleiku, Hòa Phú, Ea H’leo Tâm Thắng, Quảng Đức, Lộc Sơn, Phú Hội, Đại Lào, Tân Phú, cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, chế biến bauxit tại khu vực Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB sông Hồng
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 38:TH: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với TDMNBB
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, ANQP ở biển Đông và các đảo, quần đảo