Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành GTVT và thông tin liên lạc
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 30 Vấn đề phát triển ngành GTVT và thông tin liên lạc dưới đây. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 89 SBT Địa lí 12
Cho bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2010
a) Tính cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010
b) Giải thích:
- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lại lớn nhất?
- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lại lớn nhất?
Phương pháp giải
a) Để tính cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, ta sử dụng công thức:
Cơ cấu khối lượng hàng hóa = (khối lượng loại hình vận tải)/(tổng khối lượng).100%
b) Để giải thích cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đường bộ và đường biển dựa vào lợi thế về:
- Khoảng cách
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển
- Điều kiện để giao lưu kinh tế.
Gợi ý trả lời
a) Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010:
b)
- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lớn nhất do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình
- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lớn nhất vì:
+ Đường bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và đảo, quần đảo ven bờ; ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,... Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nước ta có các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc- nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng- tp. Hồ Chí Minh, dài 1500km.
+ Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải,...
+ Vận tải hàng hóa theo đường biển có ưu điểm là có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đường đi dài và thuận tiện bởi đường bờ biển dài có nhiều cụm cảng quan trọng.
2. Giải bài 2 trang 90 SBT Địa lí 12
Xác định trên lược đồ hình 30 SGK hoặc Atlat Địa lý Việt Nam các tuyến đường bộ chính của nước ta: quốc lộ 1, quốc lộ 6, quốc lộ 5, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14, quốc lộ 9 và điền nội dung vào bảng sau:
Phương pháp giải
Dựa vào kĩ năng đọc lược đồ để xác định các tuyến đường chạy qua các tỉnh thành phố, kết hợp kiến thức về tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng để nêu ý nghĩa của từng tuyến đường.
Gợi ý trả lời
3. Giải bài 3 trang 92 SBT Địa lí 12
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước.
Phương pháp giải
Dựa vào lợi thế về các yếu tố như:
- Vị trí
- Vai trò
- Các loại hình vận tải
- Các tuyến giao thông huyết mạch
- Cơ sở vật chất- kĩ thuật của Hà Nội
Gợi ý trả lời
Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước vì:
- Hà Nội có vị trí và vai trò đặc biệt:
+ Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động
+ Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật hàng đầu của cả nước
- Tập trung hầu hết các loại hình vận tải: Đường bộ (đường ô tô), đường sắt, đưuòng sông, đường hàng không
- Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch: từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế
+ Đường ô tô:
- Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau).
- Đường số 2: Từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì-Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc
- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng)
- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương, Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc.
- Đường số 6 nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.
+ Đường sắt:
- Đường sắt Thống Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1
- Đường sắt Hà Nội- Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc.
- Đường sắt Hà-Nội Hải Phòng
- Đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc
- Đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên
+ Đường hàng không:
- Đường bay nội địa: TP Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...
- Đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới
+ Đường sông: Từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tập trung cơ sở vật chất- kĩ thuật của ngành giao thông vận tải
+ Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải
+ Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta.\
4. Giải bài 4 trang 92 SBT Địa lí 12
Cho biết đặc điểm, hiện trạng, hạn chế và hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta
- Đặc điểm:
- Hiện trạng:
- Hạn chế:
- Hướng phát triển:
Phương pháp giải
Cần nắm rõ kiến thức về ngành bưu chính nước ta để trình bày:
- Đặc điểm: tính phục vụ cao
- Hiện trạng: còn lạc hậu
- Hạn chế: Mạng lưới phân bố chưa hợp lí, lạc hậu, thiếu lao động có trình độ cao
- Hướng phát triển:
+ Triển khai hoạt động mang tính kinh doanh.
+ Áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật.
Gợi ý trả lời
- Đặc điểm ngành bưu chính: Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp
- Hiện trạng: Kỹ thuật của ngành bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân
- Hạn chế: Mạng lưới phân bố chưa hợp lí, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao.
- Hướng phát triển:
+ Triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường.
+ Áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.