Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
Để giúp các em học sinh học tập thật tốt bộ môn Địa lí 10, eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SBT bên dưới đây. Tài liệu gồm tất cả các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức, củng cố kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 5 SBT Địa lí 10
Điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Phương pháp giải
Cần ghi nhớ đối tượng biểu hiện cũng như nội dung biểu hiện của đối tượng đó của mỗi phương pháp trên.
Gợi ý trả lời
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
2. Giải bài 2 trang 6 SBT Địa lí 10
Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp
Phương pháp giải
Cần nắm rõ mỗi phương pháp được sử dụng để biểu hiện cho từng đối tượng cụ thể nào trên bản đồ để trả lời.
Gợi ý trả lời
- Phương pháp kí hiệu: Trung tâm công nghiệp, mỏ khoáng sản, nhà máy thủy điện, sân bay
- Phương pháp chấm điểm: Phân bố dân cư
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Giá trị xuất – nhập khẩu
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: Hướng gió, dòng biển.
3. Giải bài 3 trang 6 SBT Địa lí 10
Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu “hình tam giác”, đây là dạng kí hiệu nào?
A. Kí hiệu lập thể.
B. Kí hiệu tượng hình.
C. Kí hiệu chữ.
D. Kí hiệu hình học.
Phương pháp giải
Cần nắm rõ các dạng kí hiệu khác nhau được sử dụng trên bản đồ để chọn đáp án thích hợp.
Gợi ý trả lời
Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu “hình tam giác”, đây là dạng kí hiệu hình học.
Chọn D.
4. Giải bài 4 trang 7 SBT Địa lí 10
Trong phương pháp đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí, người ta sử dụng
A. các mũi tên dài-ngắn hoặc dày-mảnh khác nhau.
B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.
C. các mũi tên có đường nét khác nhau.
D. cả 3 cách trên.
Phương pháp giải
Cần ghi nhớ phương pháp kí hiệu đường chuyển động không những biểu hiện được hướng di chuyển mà còn thể hiện được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí bằng những mũi tên mũi tên dài-ngắn hoặc dày-mảnh khác nhau.
Gợi ý trả lời
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động không những biểu hiện được hướng di chuyển mà còn thể hiện được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí bằng những mũi tên mũi tên dài-ngắn hoặc dày-mảnh khác nhau.
Chọn A.
5. Giải bài 5 trang 7 SBT Địa lí 10
Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, người ta thường dùng
A. phương pháp kí hiệu.
B. phương pháp đường chuyển động.
C. phương pháp bản đồ-biểu đồ.
D. phương pháp khoanh vùng.
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, người ta thường dùng phương pháp bản đồ-biểu đồ.
Gợi ý trả lời
Lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương sử dụng phương pháp bản đồ-biểu đồ nhằm thể hiện giá trị tổng cộng của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
Chọn C.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ