Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 1: Giới hạn của dãy số
eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 nội dung giải bài tập SBT bài Giới hạn của dãy số bên dưới đây, thông qua tài liệu này các em sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, bên cạnh đó các em còn nắm được phương pháp giải bài tập và vận dụng vào giải các bài tập tương tự.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 4.1 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
2. Giải bài 4.2 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
3. Giải bài 4.3 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
4. Giải bài 4.4 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
5. Giải bài 4.5 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
6. Giải bài 4.6 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
7. Giải bài 4.7 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
8. Giải bài 4.8 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
9. Giải bài 4.9 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
10. Giải bài 4.10 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
1. Giải bài 4.1 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
Biết rằng dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) có giới hạn là 0. Giải thích vì sao dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \left| {{u_n}} \right|\) cũng có giới hạn là 0. Chiều ngược lại có đúng không ?
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa dãy số có giới hạn 0 để chứng tỏ \(\left( {{v_n}} \right)\) có giới hạn là 0.
Hướng dẫn giải:
Vì \(\left( {{u_n}} \right)\) có giới hạn là 0 nên \(\left| {{u_n}} \right|\) có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Mặt khác, \(\left| {{v_n}} \right| = \left| {\left| {{u_n}} \right|} \right| = \left| {{u_n}} \right|. \)
Do đó, \(\left| {{v_n}} \right|\) cũng có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Vậy, \(\left( {{v_n}} \right)\) có giới hạn là 0.
(Chứng minh tương tự, ta có chiều ngược lại cũng đúng).
2. Giải bài 4.2 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho biết dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) có giới hạn hữu hạn, còn dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\) không có giới hạn hữu hạn. Dãy số \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) có thể có giới hạn hữu hạn không ?
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp phản chứng, giả sử ngược lại, \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) có giới hạn hữu hạn suy ra điều vô lí.
Hướng dẫn giải:
Dãy \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) không có giới hạn hữu hạn.
Thật vậy, giả sử ngược lại, \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) có giới hạn hữu hạn.
Khi đó, các dãy số \( \left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) và \(\left( {{u_n}} \right)\) cùng có giới hạn hữu hạn
⇒ \({u_n} + {v_n} - {u_n} = {v_n}\) có giới hạn hữu hạn.
Điều này trái với giả thiết \(\left( {{v_n}} \right)\) không có giới hạn hữu hạn.
Vậy \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) có giới hạn hữu hạn.
3. Giải bài 4.3 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho hai dãy số (un) và (vn). Biết \(\lim {u_n} = - \infty \) và \({v_n} \le {u_n}\) với mọi n.
a) Có kết luận gì về giới hạn của dãy (vn) khi \(n \to + \infty \)?
b) Tìm vn với \({v_n} = - n!\)
Phương pháp giải:
a) Dự vào lý thuyết dãy số chứng tỏ \(\lim {v_n} = - \infty\).
b) Dựa trên kết quả câu a để tính.
Hướng dẫn giải:
a) Vì \(\lim {u_n} = - \infty \) nên \(\lim \left( { - {u_n}} \right) = + \infty. \)
Do đó, \(\left( { - {u_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương lớn tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi. (1)
Mặt khác, vì \({v_n} \le {u_n}\) với mọi n nên \(\left( { - {v_n}} \right) \ge \left( { - {u_n}} \right)\) với mọi n. (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\left( { - {v_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương lớn tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Do đó, \(\lim \left( { - {v_n}} \right) = + \infty \) hay \(\lim {v_n} = - \infty\)
b) Xét dãy số \(\left( {{u_n}} \right) = - n\)
Ta có - n! < - n hay \({v_n} < {u_n}\) với mọi n.
Mặt khác, \(\lim {u_n} = \lim \left( { - n} \right) = - \infty\)
Từ kết quả câu a) suy ra \(\lim {v_n} = \lim \left( { - n!} \right) = - \infty\)
4. Giải bài 4.4 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
Tính giới hạn của các dãy số có số hạng tổng quát sau đây, khi \(\displaystyle n \to + \infty\)
a) \( \displaystyle {a_n} = {{2n - 3{n^3} + 1} \over {{n^3} + {n^2}}}\)
b) \( \displaystyle {b_n} = {{3{n^3} - 5n + 1} \over {{n^2} + 4}} \)
c) \(\displaystyle {c_n} = {{2n\sqrt n } \over {{n^2} + 2n - 1}} \)
d) \(\displaystyle {u_n} = {2^n} + {1 \over n} \)
e) \(\displaystyle {v_n} = {\left( { - {{\sqrt 2 } \over \pi }} \right)^n} + {{{3^n}} \over {{4^n}}} \)
f) \( \displaystyle {u_n} = {{{3^n} - {4^n} + 1} \over {{{2.4}^n} + {2^n}}} \)
g) \( \displaystyle {v_n} = {{\sqrt {{n^2} + n - 1} - \sqrt {4{n^2} - 2} } \over {n + 3}} \)
Phương pháp giải:
Các câu a, b, c, d: Chia cả tử và mẫu của các phân thức cho lũy thừa bậc cao nhất của n rồi sử dụng dãy số có giới hạn 0.
e) Sử dụng giới hạn: \(\lim {q^n} = 0 \) khi \(\left| q \right| < 1\)
f) Chia cả tử và mẫu cho \(4^n\) và sử dụng giới hạn \(\lim {q^n} = 0\) khi \(\left| q \right| < 1\).
g) Chia cả tử và mẫu cho n suy ra giới hạn.
Hướng dẫn giải:
\(a) \ \lim {a_n} = \lim \dfrac{{2n - 3{n^3} + 1}}{{{n^3} + {n^2}}} \\ = \lim \dfrac{{{n^3}\left( {\dfrac{2}{{{n^2}}} - 3 + \dfrac{1}{{{n^3}}}} \right)}}{{{n^3}\left( {1 + \dfrac{1}{n}} \right)}} \\ = \lim \dfrac{{\dfrac{2}{{{n^2}}} - 3 + \dfrac{1}{{{n^3}}}}}{{1 + \dfrac{1}{n}}} \\ = \dfrac{{0 - 3 + 0}}{{1 + 0}} = \dfrac{{ - 3}}{1} = - 3\)
\(b) \ \lim {b_n} = \lim \dfrac{{3{n^3} - 5n + 1}}{{{n^2} + 4}} \\= \lim \dfrac{{{n^3}\left( {3 - \dfrac{5}{{{n^2}}} + \dfrac{1}{{{n^3}}}} \right)}}{{{n^3}\left( {\dfrac{1}{n} + \dfrac{4}{{{n^3}}}} \right)}} \\= \lim \dfrac{{3 - \dfrac{5}{{{n^2}}} + \dfrac{1}{{{n^3}}}}}{{\dfrac{1}{n} + \dfrac{4}{{{n^3}}}}} = + \infty \)
Vì \(\lim \left( {3 - \dfrac{5}{{{n^2}}} + \dfrac{1}{{{n^3}}}} \right) = 3 > 0\) và \(\lim \left( {\dfrac{1}{n} + \dfrac{4}{{{n^3}}}} \right) = 0\)
\(c) \ \lim {c_n} = \lim \dfrac{{2n\sqrt n }}{{{n^2} + 2n - 1}} \\ = \lim \dfrac{{2{n^2}.\dfrac{1}{{\sqrt n }}}}{{{n^2}\left( {1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{1}{{{n^2}}}} \right)}} \\= \lim \dfrac{{\dfrac{2}{{\sqrt n }}}}{{1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{1}{{{n^2}}}}} = \dfrac{0}{{1 + 0 - 0}} = 0 \)
d) \( \lim {u_n} = \lim \left( {{2^n} + \dfrac{1}{n}} \right) = \lim {2^n} + \lim \dfrac{1}{n} = + \infty \)
(vì \(\lim {2^n} = + \infty,\lim \dfrac{1}{n} = 0 \))
\(e) \ \lim {v_n} = \lim \left[ {{{\left( { - \dfrac{{\sqrt 2 }}{\pi }} \right)}^n} + \dfrac{{{3^n}}}{{{4^n}}}} \right] \\ = \lim {\left( { - \dfrac{{\sqrt 2 }}{\pi }} \right)^n} + \lim {\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^n}\\ = 0 + 0 = 0.\)
Vì \(\left| { - \dfrac{{\sqrt 2 }}{\pi }} \right| < 1\) và \(\dfrac{3}{4} < 1\) nên \( \lim {\left( { - \dfrac{{\sqrt 2 }}{\pi }} \right)^n} = \lim {\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^n} = 0\)
\(f) \ \lim {u_n} = \lim \dfrac{{{3^n} - {4^n} + 1}}{{{{2.4}^n} + {2^n}}} \\= \lim \dfrac{{{{\left( {\dfrac{3}{4}} \right)}^n} - 1 + \dfrac{1}{{{4^n}}}}}{{2 + {{\left( {\dfrac{2}{4}} \right)}^n}}} \\= \dfrac{{0 - 1 + 0}}{{2 + 0}} = - \dfrac{1}{2} \)
\(g) \ \lim {v_n} = \lim \dfrac{{\sqrt {{n^2} + n - 1} - \sqrt {4{n^2} - 2} }}{{n + 3}} \\= \lim \dfrac{{n\sqrt {1 + \dfrac{1}{n} - \dfrac{1}{{{n^2}}}} - n\sqrt {4 - \dfrac{2}{{{n^2}}}} }}{{n\left( {1 + \dfrac{3}{n}} \right)}} \\ = \lim \dfrac{{\sqrt {1 + \dfrac{1}{n} - \dfrac{1}{{{n^2}}}} - \sqrt {4 - \dfrac{2}{{{n^2}}}} }}{{1 + \dfrac{3}{n}}} \\= \dfrac{{1 - 2}}{1} = - 1. \)
5. Giải bài 4.5 trang 156 SBT Đại số & Giải tích 11
Tính các giới hạn sau:
a) \(\lim \left( {{n^2} + 2n - 5} \right) \)
b) \(\lim \left( { - {n^3} - 3{n^2} - 2} \right)\)
c) \(\lim \left[ {{4^n} + {{\left( { - 2} \right)}^n}} \right] \)
Phương pháp giải:
Đặt lũy thừa bậc cao nhất của n ra làm nhân tử chung và sử dụng các giới hạn 0
Hướng dẫn giải:
a) \( \lim \left( {{n^2} + 2n - 5} \right) = \lim {n^2}\left( {1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{5}{{{n^2}}}} \right) = + \infty.\)
Vì \(\lim {n^2} = + \infty\) và \(\lim \left( {1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{5}{{{n^2}}}} \right) = 1 + 0 - 0 = 1>0 \)
b) \( \lim \left( { - {n^3} - 3{n^2} - 2} \right) = \lim \left[ { - {n^3}\left( {1 + \dfrac{3}{n} + \dfrac{2}{{{n^3}}}} \right)} \right] = - \infty \)
Vì \(\lim \left( { - {n^3}} \right) = - \infty\) và \(\lim \left( {1 + \dfrac{3}{n} + \dfrac{2}{{{n^3}}}} \right) = 1 + 0 + 0 = 1 > 0\)
c) \( \lim \left[ {{4^n} + {{\left( { - 2} \right)}^n}} \right] = \lim {4^n}\left[ {1 + {{\left( { - \dfrac{2}{4}} \right)}^n}} \right] = + \infty.\)
Vì \(\lim {4^n} = + \infty\) và \(\lim \left[ {1 + {{\left( { - \dfrac{2}{4}} \right)}^n}} \right] = 1 + 0 = 1 > 0\)
6. Giải bài 4.6 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho hai dãy số (un) và (vn). Chứng minh rằng nếu \(\lim {v_n} = 0\) và \(\left| {{u_n}} \right| \le {v_n}\) với mọi n thì \(\lim {u_n} = 0\)
Phương pháp giải:
Áp dụng định nghĩa dãy số để chứng minh.
Hướng dẫn giải:
\( \lim {v_n} = 0 \Rightarrow \left| {{v_n}} \right|\) có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi (1)
Vì \(\left| {{u_n}} \right| \le {v_n}\) và \({v_n} \le \left| {{v_n}} \right|\) với mọi n, nên \(\left| {{u_n}} \right| \le \left| {{v_n}} \right|\) với mọi n (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\left| {{u_n}} \right|\) cũng có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi
Nghĩa là \(\lim {u_n} = 0\)
7. Giải bài 4.7 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
Biết \(\displaystyle \left| {{u_n} - 2} \right| \le {1 \over {{3^n}}}\). Có kết luận gì về giới hạn của dãy số \(\displaystyle \left( {{u_n}} \right) \)?
Phương pháp giải:
Cho hai dãy số (un) và (vn). Nếu \(\lim {v_n} = 0\) và \(\left| {{u_n}} \right| \le {v_n}\) với mọi n thì \(\lim {u_n} = 0\)
Hướng dẫn giải:
Ta có: \(\left| {{u_n} - 2} \right| \le \dfrac{1}{{{3^n}}}\) và \(\lim \dfrac{1}{{{3^n}}} = 0\)
Nên \(\lim ({u_n}-2) = 0\) hay \(\lim {u_n}= 2.\)
8. Giải bài 4.8 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho dãy số \displaystyle \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi công thức truy hồi:
\( \displaystyle \left\{ \matrix{ {u_1} = 2 \hfill \cr {u_{n + 1}} = {{{u_n} + 1} \over 2}{\rm{ \ với \ }}n \ge 1 \hfill \cr} \right.\)
Chứng minh rằng \(\displaystyle \left( {{u_n}} \right)\) có giới hạn hữu hạn khi \(\displaystyle n\to +\infty\). Tìm giới hạn đó.
Phương pháp giải:
- Dự đoán công thức tổng quát, chứng minh công thức đúng bằng phương pháp quy nạp.
- Tính giới hạn.
Hướng dẫn giải:
\( \displaystyle \left\{ \matrix{ {u_1} = 2 \hfill \cr {u_{n + 1}} = {{{u_n} + 1} \over 2}{\rm\,\,{ với }}\,\,n \ge 1 \hfill \cr} \right.\)
Ta có:
\( \begin{array}{l}{u_1} = 2\\{u_2} = \dfrac{3}{2} = \dfrac{{2 + 1}}{2}\\{u_3} = \dfrac{5}{4} = \dfrac{{{2^2} + 1}}{{{2^2}}}\\{u_4} = \dfrac{9}{8} = \dfrac{{{2^3} + 1}}{{{2^3}}}\\{u_5} = \dfrac{{17}}{{16}} = \dfrac{{{2^4} + 1}}{{{2^4}}}\end{array}\)
Dự đoán \({u_n} = \dfrac{{{2^{n - 1}} + 1}}{{{2^{n - 1}}}}\,\left( * \right) với\ \forall n \in {\mathbb{N}^*}\)
Thật vậy,
+) Với n = 1 ta có \({u_1} = \dfrac{{{2^{1 - 1}} + 1}}{{{2^{1 - 1}}}} = 2\) nên đúng.
+) Giả sử (*) đúng với n = k, nghĩa là \({u_k} = \dfrac{{{2^{k - 1}} + 1}}{{{2^{k - 1}}}}\)
Ta cần chứng minh \({u_{k + 1}} = \dfrac{{{2^k} + 1}}{{{2^k}}}\)
Ta có:
\( {u_{k + 1}} = \dfrac{{{u_k} + 1}}{2} \\= \dfrac{1}{2}\left( {{u_k} + 1} \right) \\= \dfrac{1}{2}\left( {\dfrac{{{2^{k - 1}} + 1}}{{{2^{k - 1}}}} + 1} \right) \\ = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{{2^{k - 1}} + 1 + {2^{k - 1}}}}{{{2^{k - 1}}}} \\ = \dfrac{{{{2.2}^{k - 1}} + 1}}{{{{2.2}^{k - 1}}}} \\ = \dfrac{{{2^k} + 1}}{{{2^k}}} \Rightarrow dpcm.\)
Từ đó,
\( \displaystyle \eqalign{ & \lim {u_n} = \lim {{{2^{n - 1}} + 1} \over {{2^{n - 1}}}} \cr & = \lim \left[ {1 + {{\left( {{1 \over 2}} \right)}^{n - 1}}} \right] \cr & = \lim \left[ {1 + 2.{{\left( {{1 \over 2}} \right)}^n}} \right] = 1 \cr}\)
9. Giải bài 4.9 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn \(\displaystyle 1, - {1 \over 2},{1 \over 4}, - {1 \over 8},...,{\left( { - {1 \over 2}} \right)^{n - 1}},...\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \(S = \dfrac{{{u_1}}}{{1 - q}}.\)
Hướng dẫn giải:
Dãy số đã cho là cấp số nhân có \({u_1} = 1,q = - \dfrac{1}{2}.\)
Dễ thấy \(\left| { - \dfrac{1}{2}} \right| < 1\) nên dãy đã cho là cấp số nhân lùi vô hạn.
Tổng \(S = \dfrac{{{u_1}}}{{1 - q}} = \dfrac{1}{{1 + \dfrac{1}{2}}} = \dfrac{2}{3}.\)
10. Giải bài 4.10 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
Tìm số hạng tổng quát của cấp số nhân lùi vô hạn có tổng bằng 3 và công bội \(\displaystyle q = {2 \over 3}\)
Phương pháp giải:
Tính \(u_1\) và suy ra công thức tổng quát.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\( S = \dfrac{{{u_1}}}{{1 - q}} \\ \Leftrightarrow 3 = \dfrac{{{u_1}}}{{1 - \dfrac{2}{3}}} \\ \Leftrightarrow {u_1} = 3\left( {1 - \dfrac{2}{3}} \right) = 3.\dfrac{1}{3} = 1 \\ \Rightarrow {u_n} = {u_1}{q^{n - 1}} = {\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^{n - 1}}\)
11. Giải bài 4.11 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho dãy số \(\displaystyle \left( {{b_n}} \right)\) có số hạng tổng quát là \(\displaystyle {b_n} = \sin \alpha + {\sin ^2}\alpha +... + {\sin ^n}\alpha\) với \(\displaystyle \alpha \ne {\pi \over 2} + k\pi\). Tìm giới hạn của \(\displaystyle \left( {{b_n}} \right).\)
Phương pháp giải:
Nhận xét \(\lim {b_n}\) là tổng cấp số nhân lùi vô hạn và sử dụng công thức đó tính toán.
Hướng dẫn giải:
Dãy số: \(\displaystyle \sin \alpha,...,{\sin ^n}\alpha,...\) với \(\displaystyle \alpha \ne {\pi \over 2} + k\pi\), là một cấp số nhân lùi vô hạn, công bội \(\displaystyle q = \sin \alpha \)
Vì \(\displaystyle \left| {\sin \alpha } \right| < 1\) với \(\displaystyle \alpha \ne {\pi \over 2} + k\pi\)
Nên \(\displaystyle \left( {{{\sin }^n}\alpha } \right)\) là một cấp số nhân lùi vô hạn.
Hơn nữa, \(\displaystyle {b_n} = \sin \alpha + {\sin ^2}\alpha +... + {\sin ^n}\alpha = {S_n}\)
Do đó, \(\displaystyle \lim {b_n} = \sin \alpha + {\sin ^2}\alpha +... + {\sin ^n}\alpha +... \displaystyle = {{\sin \alpha } \over {1 - \sin \alpha }}.\)
12. Giải bài 4.12 trang 157 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn a = 34,121212... (chu kì là 12 ). Hãy viết a dưới dạng một phân số.
Phương pháp giải:
- Biến đổi 34,121212...= 34 + 0,12 + 0,0012 + 0,000012 +...
- Chứng minh tồn tại một cấp số nhân lùi vô hạn và tính tổng dãy đó.
Hướng dẫn giải:
\( \begin{array}{l}34,121212...\\ = 34 + 0,12 + 0,0012 + 0,000012 +...\\ = 34 + \dfrac{{12}}{{100}} + \dfrac{{12}}{{10000}} + \dfrac{{12}}{{1000000}} +...\\ = 34 + 12.\left( {\dfrac{1}{{{{10}^2}}} + \dfrac{1}{{{{10}^4}}} + \dfrac{1}{{{{10}^6}}} +...} \right)\end{array}\)
Dãy \(\dfrac{1}{{{{10}^2}}},\dfrac{1}{{{{10}^4}}},\dfrac{1}{{{{10}^6}}},...\) là một cấp số nhân lùi vô hạn có \({u_1} = \dfrac{1}{{{{10}^2}}}\), công bội \(q = \dfrac{1}{{{{10}^2}}}\)
Nên \(\dfrac{1}{{{{10}^2}}} + \dfrac{1}{{{{10}^4}}} + \dfrac{1}{{{{10}^6}}} +... = \dfrac{{{u_1}}}{{1 - q}} = \dfrac{{\dfrac{1}{{{{10}^2}}}}}{{1 - \dfrac{1}{{{{10}^2}}}}} = \dfrac{1}{{99}}\)
Vậy \(34,121212... = 34 + 12.\dfrac{1}{{99}} = \dfrac{{1126}}{{33}}.\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 2: Giới hạn của hàm số
- doc Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 3: Hàm số liên tục
- doc Giải bài tập SBT Toán 11 Ôn tập chương 4: Giới hạn