Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7
Nội dung bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" dưới đây nhằm giúp các em hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm một số từ ngữ phong phú. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000), quê Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi.
- Là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn của đất nước.
- Ông là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.
- Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.
- Từ nhỏ, ông được tiếp thu truyền thống văn hóa của quê hương và gia đình, trau dồi kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc và nhân loại.
- Ông theo học trường Quốc học Huế và sớm phát huy năng khiếu học tiếng Pháp nhờ đó mà ông có thể nắm bắt nền tảng văn học - triết học Pháp nói riêng và phương Tây nói chung.
- Năm 1925, ông tham gia phong trào bãi khóa của học sinh, sinh viên khi Phan Châu Trinh mất.
- Phạm Văn Đồng mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000 hưởng thọ 94 tuổi. Sau đó, ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
b. Tác phẩm:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”.
- Bố cục văn bản tìm hiểu theo nội dung: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Nêu vấn đề
- Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, khiên tốn của Bác Hồ.
-> Khám phá, đóng góp của tác giả.
- Tác giả giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị đặc biệt ấy được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động cách mạng đầy sống gió của Bác vì một mục đích vô cùng cao đẹp: “Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp Cách mạng", không gợn chút cá nhân.
=> Hài hoà kết hợp và thống nhất giữa hai phẩm chất vĩ đại và giản dị, chính trị và đạo đức trong con người, lối sống, tính cách của Bác Hồ.
2.2. Giải quyết vấn đề
- Đầu tiên, tác giả đã chứng minh cho người đọc thấy rằng Bác Hồ có những đức tính vô cùng giản dị và đây là một phẩm chất rất đáng quý. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống.
- Bác là người không cầu kì trong mọi bữa ăn, Bác ăn những thức ăn vô cùng giản dị và đạm bạc nhưng Bác lại thấy đó là sang, Bác thường ăn “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”, đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra.
- Bác là người luôn sống chan hòa với thiên nhiên nên căn nhà của Bác vô cùng giản dị để đón gió vào từ mọi hướng và cảm nhận được sự chuyển động của cây cỏ xung quanh. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao.
- Qua cách ăn, cách mặc, căn nhà mà Bác ở đủ để thấy Bác là người sống hết sức giản dị, không cầu kì, xa hoa, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai.
=> Nhưng người đọc cần lưu ý lối sống giản dị đó của Bác không đồng nghĩa với lối sống ẩn dật như những nhà nho trước đây mà đó là quan niệm sống của Bác, cụ thể là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.
- Khẳng định sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp - cuộc sống không màng hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. Đó là một đời sống văn minh và là một tấm gương sáng trong thế giới ngày nay.
=> Lí lẽ trên đánh giá cao ý nghĩa và giá trị lối sống của Bác Hồ.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Bài viết chính là sự tổng kết ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất những đức tính tiêu biểu làm nên cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức tính giản dị của Bác vẫn là tấm gương mẫu mực không chỉ cho người viết mà còn là cho toàn thể nhân dân Việt Nam học tập, noi theo.
- Về nghệ thuật:
+ Lí lẽ, dẫn chứng có sức thuyết phục, toàn diện.
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
+ Kết hợp bình luận và biểu cảm.
4. Luyện tập
Câu 1: Theo em, văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" có thể coi là một bài văn nghị luận chứng minh hay không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Có thể coi đây là bài nghị luận chứng minh bởi vì:
+ Sức thuyết phục của nó toát lên từ tính cụ thể, chân thực và toàn diện của chứng cứ.
+ Tác giả đã tái hiện hình ảnh giản dị ở Bác Hồ về lối sống, cách ăn mặc, sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày bằng những thủ pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Tác giả đã kết hợp giữa chứng minh với nhận xét, giải thích và bình luận để làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác.
Câu 2: Em hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa của văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
Gợi ý trả lời:
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ.
- Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc điểm là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp bình luận với biểu cảm.
- Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận.
Tham khảo thêm
- doc Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Làm văn) Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7
- doc Rút gọn câu Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7
- doc Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7
- doc Câu đặc biệt Ngữ văn 7
- doc Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7
- doc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Sống chết mặc bay Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7
- doc Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7
- doc Liệt kê Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7
- doc Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7
- doc Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7
- doc Văn bản đề nghị Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Văn Ngữ văn 7
- doc Dấu gạch ngang Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Văn bản báo cáo Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra phần văn Ngữ văn 7
- doc Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tập làm văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7