Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2019 có đáp án
Giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 có đáp án năm 2019, đề thi giúp các em ôn luyện cũng như tự đánh giá năng lực của bản thân trước khi bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Hãy chăm chỉ học tập để đạt kết quả tốt nhé. Chúc các em thành công!
Mục lục nội dung
1. Đề thi HK1 Môn Ngữ Văn lớp 12 số 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
6 bài học từ U23 Việt Nam
1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình.
2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.
3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.
4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hoá làm nên cầu thủ fairplay1. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.
5. Cầu thủ muốn giỏi cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.
6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.
(Theo nhanvanblog.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2 – 5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm)
Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
- Phép lặp cú pháp
- Hiệu quả của việc sử dụng phép lặp cú pháp: Nhấn mạnh bài học được rút ra từ hiện tượng U23 Việt Nam.
Câu 3:
Học sinh có thể trả lời:
- Người giỏi không thể thiếu kiến thức, bởi kiến thức là nền tảng mà người giỏi cần phải có…
- Con người đẹp (tính cách) là nhờ vốn sống văn hóa nên có hành vi ứng xử đẹp với mọi người…
Câu 4:
- Cách lập luận chung: 1. Bình luận về U23; 2. Bài học cuộc sống
- Điều chung nhất được rút ra: Khẳng định thành quả mà U23 có được là cả quá trình trui rèn của cầu thủ và gặp được huấn luyện viên giỏi; từ đó rút ra được những bài học cuộc sống chung cho mọi người.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bài học thứ 6 từ U23 Việt Nam
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa đúc kết từ U23 Việt Nam. Có thể triển khai theo hướng:
- Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng (như U23), họ thi đấu không còn riêng cho bản thân mà là cho cả đội bóng, cho cả dân tộc, danh dự cho cả quốc gia…
- Hạnh phúc lớn lao của mỗi người là khi sống vì cộng đồng đồng…
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính trong đoạn thơ trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích.
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên Tây Bắc:
- Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm.
- Vùng núi rừng vô cùng thơ mộng, trữ tình.
- Cảm nhận về tâm tình người lính Tây Tiến:
- Đó là nỗi nhớ da diết về cảnh vật, đoàn quân Tây Tiến
- Nỗi “nhớ chơi vơi” về cảnh vật đến quay quắt…
- Nhớ một thời gian khổ mà hào hùng của người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân.
- Nghệ thuật
- Bút pháp trữ tình, lãng mạn.
- Ngôn từ sử dụng đặc sắc: từ địa danh, giàu tính tạo hình,..
- Giọng thơ: trầm bổng, nỗi nhớ nghe da diết…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - TRƯỜNG THPT ĐỨC HUỆ
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
(2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất....
(Trích thư của Tống thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên (0,5 điểm) (nhận biết)
Câu 2: Trong đoạn văn (2) của phần trích trân, Tổng thổng Mĩ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5 điểm) (vận dụng)
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
3. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đso rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng. PHẢI luôn nỗ lực. PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là TẠI tôi, DO tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin ấy, tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để giành lấy những vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngây ngô tin rằng chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể.
Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với những cảnh huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một công việc ổn định nhàn thân? Một cái nghề được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ đủ cha? Tôi ước gì ba mẹ đã dạy tôi rằng: “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”.
(Cúc T, Sống như bạn đang ở sân bay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vần đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1.0 điểm)
Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1.0 điểm)
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi” Vì sao? (1.0 điểm)
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
4. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - SỞ GD&ĐT BÌNH THUẬN
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.
[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn...” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết yêu thương là gì?
Câu 3: Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” được anh/chị hiểu như thế nào?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ngữ liệu đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về điều bản thân cần làm để trở thành một người chính trực và biết yêu thương.
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 4, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
5. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4
Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh; muốn cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo... Những cuộc đấu tranh như thể diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình.
Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn.
Bạn phải hiểu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. [....] Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình...
(Trích Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, First News tổng hợp NXB Hồng Đức, 2017, tr.67,78)
Câu 1: (0.5 điểm)
Theo tác giả, cuộc đấu tranh quan trọng nhất và ý nghĩa nhất mà tất cả chúng ta đều phải trải qua cuộc đấu tranh với những gì?
Câu 2: (0.5 điểm)
Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn”?
Câu 3: (1.0 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm lên cuộc sống của bạn.”
Câu 4: (1.0 điểm)
Anh/chị sẽ làm gì để có thể “tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả”?
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
6. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ
Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong những giờ khó khăn nguy hiểm.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chào nhẹ mỗi lần có gió.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
Ta giấu kín trong tim không dám nói.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
(“Tổ quốc bắt đầu từ đâu?”, M.L.Matusovski- Thái Bá Tân dịch - )
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Tích dẫn ba câu thơ có xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.
Câu 2 (1.0 điểm). Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”, “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà tthời trẻ yêu nhau” đã gợi cho anh/chị về những điều gì?
Câu 3 (0.75 điểm). Dựa vào bài thơ của M.L. Matusovski, anh/chị hãy trả lời câu hỏi “Tô quốc bắt đầu từ đâu?”
Câu 4 (0.75 điểm). Điểm gặp giữ và khác biệt trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm qua câu thơ: “Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” so với quan niệm của M.L. Matusovski qua hai câu thơ “Cũng có thể Tổ quóc được bắt đầu/Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm” là gì?
-----Còn tiếp-----
7. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 7
Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai
Số câu: 6 câu tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2019 - 2020
8. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 8
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam
Số câu: 6 câu tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2019 - 2020
9. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 9
Sở giáo dục và đào tạo Đắk Lắk
Số câu: 6 câu tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2019 - 2020
10. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 12 số 10
Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc
Số câu: 6 câu tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2019 - 2020
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---
Tham khảo thêm